14/09/2021 3:18 PM
Sau hai đợt “chốt lời” cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan kể từ đầu năm nay, nhóm Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) dự kiến thu về 4.300 tỷ đồng.

Hồi tháng 1.2021, Ardolis Investment Pte và Govement of Singapore (thuộc Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC)) đã bán ra tổng cộng gần 19,8 triệu cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan. Ước tính số tiền thu về khoảng 1.700 tỷ đồng. Sau giao dịch, nhóm quỹ đầu tư GIC giảm sở hữu xuống còn 126 triệu cổ phiếu MSN, tương đương tỷ lệ 10,74% vốn điều lệ.

Nhóm Quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) dự kiến thu về 4.300 tỷ đồng sau hai đợt chốt lời cổ phiếu của Masan.

Tiếp đến, ngày 1.9.2021 vừa qua, Ardolis Investment Pte và Govement of Singapore tiếp tục bán ra tổng cộng 19,5 triệu cổ phiếu MSN, qua đó giảm lượng sở hữu xuống còn 102,6 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 8,69%. Theo mức giá 133.300 đồng/cổ phiếu chốt phiên 1.9, ước tính phía GIC thu về 2.599 tỷ đồng sau thương vụ này. Như vậy, sau hai đợt “chốt lời” cổ phiếu MSN, nhóm quỹ GIC dự kiến đã thu về khoảng 4.300 tỷ đồng.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, nhóm công ty liên quan đến lãnh đạo của Masan vừa đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu nhằm nâng tỷ lệ sở hữu tại Masan.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Masan, công ty của ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan, đã đăng ký mua vào 2 triệu cổ phiếu MSN trong khoảng thời gian từ 26.8 – 24.9. Nếu giao dịch thành công, Masan sẽ tăng sở hữu Tập đoàn Masan lên 372,5 triệu cổ phiếu, tương đương 31,55% vốn.

Đơn vị có liên quan đến thành viên HĐQT Tập đoàn Masan - ông Nguyễn Thiều Nam là Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương cũng muốn mua 1 triệu cổ phiếu MSN với cùng thời gian để nâng sở hữu lên 157,7 triệu đơn vị, tương đương 13,36%.

Nếu hai giao dịch trên thành công, Masan cùng Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương sẽ nâng tổng số sở hữu của nhóm nội bộ bao gồm ban lãnh đạo cấp cao và các bên liên quan sẽ tăng lên 599.836.591 cổ phiếu, chiếm 50,73% vốn tại MSN.

Hiện cả nhóm Masan, Hoa Hướng Dương và cá nhân liên quan đang sở hữu 543,2 triệu cổ phiếu, tương đương 45,96% vốn Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan.

Thành lập năm 1981, GIC được Chính phủ và người dân Singapore xem như ‘”thần giữ của” khi giao phó trách nhiệm gìn giữ, bảo toàn và phát triển dự trữ ngoại hối của quốc đảo sư tử với số vốn gần 440 tỷ USD. Tại Việt Nam, GIC đã có một loạt hoạt động đầu tư với giá trị lên đến hàng tỷ USD vào các doanh nghiệp như Masan, Vingroup, Vinhomes, Vinmec, Vietjet, Vinamilk, Pan Group...

Đối với Masan, thời gian qua, các công ty chứng khoán đồng loạt ra báo cáo đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của cổ phiếu của tập đoàn này.

Báo cáo ngày 16.8 của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã tiếp tục khuyến nghị mua cổ phiếu MSN. VCSC đã đưa ra giá mục tiêu MSN ở mức 172.000 đồng, cao hơn 28,8% so với mức giá thị trường vào cùng ngày (133.500 đồng/cổ phiếu).

Với hơn 30 nhà máy sản xuất, hệ thống bán lẻ gần 2.500 siêu thị và cửa hàng VinMart/VinMart+, cùng với đó là các trang trại chăn nuôi - trồng trọt trải dài cả nước, Masan là tập đoàn có khả năng tích hợp toàn bộ chuỗi sản xuất và bán lẻ hàng hóa thiết yếu phục vụ gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.

Báo cáo ra ngày 10.8 của Credit Suisse nâng giá mục tiêu cổ phiếu MSN lên mức 162.000 đồng dựa trên việc ban điều hành lạc quan vào kết quả kinh doanh quý 3 và biên lợi nhuận có triển vọng gia tăng trong trung hạn.

Theo Masan ngay trong năm nay, VinCommerce sẽ mở rộng quy mô VinMart+ lên hơn 3.001 cửa hàng. Tăng tốc xây dựng nền tảng Point Of Life đáp ứng đa dạng các nhu cầu thiết yếu như bán lẻ, tài chính, giáo dục, giải trí và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam bằng việc ra mắt mô hình cửa hàng VinMart+ CVLife, tích hợp phòng giao dịch Techocombank và kiosk Phúc Long. Dự kiến đến cuối năm, Masan sẽ đưa mô hình kiosk Phúc Long vào 1.000 cửa hàng.

  • Vì sao ông chủ Masan tiếp quản quản Vinmart còn ông Phạm Nhật Vượng lại buông?

    Vì sao ông chủ Masan tiếp quản quản Vinmart còn ông Phạm Nhật Vượng lại buông?

    CafeLand - Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ xây dựng The CrownX thành công ty 10 tỷ USD và đổi tên VinMart thành WinMart, theo mô hình hoạt động mới sau khi Vingroup do ông Phạm Nhật Vượng làm chủ đã rời đi. Vậy tạo sao người giàu có nhất Việt Nam lại buông bỏ một thương đã phổ biến rộng rãi như vậy, còn một đại gia chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành bán lẻ lại tiếp quản?

Trường Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.