Trong một báo cáo vừa ra, Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital cho rằng nền kinh tế Việt Nam có vẻ như đã chạm đáy trong năm 2012, nhưng giá nhà đất ở Việt Nam có thể vẫn chưa đến đáy.
Chứng thực cho điều này, Savills Việt Nam cho biết cả ở thị trường Hà Nội và TPHCM, việc giảm giá 20-24% của thị trường chủ yếu do các dự án mới gia nhập thị trường giảm giá bán, hơn là do các dự án hiện hữu điều chỉnh mức giá hiện tại.
Báo cáo mới đây của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trong bản tin kinh tế vĩ mô quý I-2013 cho thấy giá nhà ở trung bình ở Việt Nam cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động…
Những báo cáo dồn dập trên trong bối cảnh thị trường đang xôn xao với Thông tư của Bộ Xây dựng về chia nhỏ, chuyển đổi căn hộ và Thông tư của NHNN về việc cho vay hỗ trợ với lãi suất 6%/năm dành cho cả doanh nghiệp (DN) và người mua nhà khiến nhiều người phải suy nghĩ.
Rõ ràng, tìm cách khơi thông thị trường BĐS là cần thiết, nhưng khơi thông trên một nền tảng thị trường chưa vững chắc, giá nhà vẫn còn cao quá mức so với thu nhập của người dân, thị trường yếu, thiếu minh bạch sẽ khiến cơ quan chức năng nhọc nhằn, mệt mỏi hơn nhiều. Đó cũng chính là lý do Thông tư của NHNN đưa ra lấy ý kiến nhận được sự góp ý của đông đảo chuyên gia lẫn những người quan tâm đến thị trường BĐS đến thế.
Ai cũng thừa nhận rằng, nguồn vốn tín dụng là yếu tố sống còn đối với các DN, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nhiều người đã tự hỏi: nước xa có cứu nổi lửa gần? Với 30.000 tỷ đồng, con số không quá lớn nhưng cũng không phải là ít, với lãi suất ưu đãi khi đổ vào thị trường BĐS sẽ thực sự như cơn mưa rào trong nắng hạn.
Tuy nhiên, với độ trễ của chính sách và sự phiền hà của thủ tục, liệu bao nhiêu % trong số này sẽ thẩm thấu vào được DN và người dân, kịp thời khơi thông, giúp thị trường khởi sắc? Bao nhiêu % sẽ được các DN sử dụng đúng mục đích hay lại tìm cách chuyển sang các dự án nhà ở thương mại với giá cao chót vót đang chết đứng do đói vốn?
Lo ngại này rõ ràng có cơ sở khi mới đây, trong cuộc họp với Bộ Xây dựng và TP Hà Nội, hàng loạt DN đã “kêu trời” vì thủ tục hành chính trong chuyển đổi, chia nhỏ cũng như vay vốn ưu đãi và hàng loạt chuyên gia đã phải ngay lập tức đăng đàn cảnh báo về cơ chế giám sát của Chính phủ khi cho vay.
2 sự việc gần như diễn ra song song này đã trở thành những minh chứng cho thấy sự hoài nghi, mất lòng tin trên thị trường BĐS đã lên đến đỉnh điểm. DN không tin vào cơ chế chính sách, dư luận xã hội hồ nghi vào “lòng tốt” của DN, Nhà nước phải dè chừng vào sự biến tướng khi thị trường vẫn còn bất an…
Rõ ràng, sự trợ sức của Nhà nước sẽ mở ra một cơ hội mới. Tuy nhiên, kéo theo đó là hàng loạt quan ngại và những yêu cầu khắt khe về cơ chế giám sát, kiểm tra. Đó cũng là phản ứng bình thường sau một thời gian dài DN BĐS chạy theo những giá trị ảo. Với những gì đang diễn ra trên thị trường, cơ hội này có tạo thành một bước ngoặt hay không, câu trả lời sẽ là khó nói.
-
Gói hỗ trợ lãi vay 6%/năm: Khó giải quyết được hàng tồn
Theo các doanh nghiệp địa ốc, gói hỗ trợ lãi suất 6%/năm không tác động nhiều đến lượng hàng tồn kho bất động sản hiện nay, bởi phần lớn hàng tồn không thuộc đối tượng hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, gói hỗ trợ khi được triển khai sẽ có tác động tâm lý rất tốt, tạo đà cho thị trường hồi phục. <br/br>
-
Nhiều bất cập trong quản lý quy hoạch xây dựng
Ngày 20/3, Đoàn giám sát số 2 của Thường trực HĐND TP đã làm việc với huyện Từ Liêm về tình hình quản lý và thực hiện quy hoạch xây dựng trên địa bàn. <br/br>
-
30.000 tỷ đồng không cứu được bất động sản
CafeLand - Suốt mấy ngày qua thông tin về thị trường bất động sản trở nên sôi động khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) công bố dự thảo thông tư về quy định cho vay hỗ trợ mua nhà theo Nghị quyết số 02 của Chính phủ. Đây có lẽ là thông tin được giới bất động sản kỳ vọng nhất từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, xem ra 30.000 tỷ đồng chỉ như muối bỏ bể và không thể cứu bất động sản. <br/br>