Theo NHNN, trong các tháng đầu năm 2019 hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.
Ngoài ra, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Thêm vào đó, một số ngân hàng còn đầu tư trái phiếu với mục đích khác ở mức cao và biến động lớn, khó kiểm soát; tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019.
Để đảm bảo an toàn hạn chế rủi ro trong hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rà soát các quy định nội bộ, đảm bảo ban hành đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, Đặc biệt là các quy định liên quan đến hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, phù hợp với các đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng và theo đúng Thông tư số 22/2016.
Các ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành.
Đồng thời, các ngân hàng cũng phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu có mục đích đầu tư vào các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại phải tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay, tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát nợ nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Tập trung rà soát việc đầu tư trái phiếu chuyển đổi với các doanh nghiệp có số dư lớn.
Trước đó trong cuộc họp báo thường kỳ chính phủ tháng 7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết, 7 tháng đầu năm 2019 tổng phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty đại chúng là 31.000 tỷ đồng, tương đương 63,8% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp của năm 2018, trong đó doanh nghiệp ngành tài chính - ngân hàng chiếm 42%, doanh nghiệp bất động sản chiếm 22%.
-
TS Đinh Thế Hiển: Trái phiếu DN không phải là sân chơi của nhà đầu tư cá nhân
CafeLand - Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đang “nắn” lại dòng chảy tín dụng vào bất động sản, để tìm nguồn vốn mà không phụ thuộc vào “bầu sữa” ngân hàng, khoảng một năm trở lại đây các doanh nghiệp bất động sản đã ồ ạt phát hành trái phiếu để gọi vốn đầu tư các dự án.








-
Trái phiếu doanh nghiệp nóng trở lại
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tháng 4/2025 ghi nhận sự bứt phá rõ rệt với tổng giá trị phát hành đạt 35.500 tỷ đồng – mức cao đột biến, tăng hơn 1,06 lần so với tháng 3 và tăng tới 80% so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo từ Finn Rating...
-
Chi 2.000 tỷ đồng mua trái phiếu trước hạn: Tình hình tài chính và các dự án bất động sản của Nam Rạch Chiếc hiện đang ra sao?
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc, chủ đầu tư của nhiều dự án bất động sản lớn tại TP.HCM, vừa có động thái đáng chú ý khi thực hiện mua lại hai lô trái phiếu trước hạn, với tổng giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng....
-
Tập đoàn Đua Fat trải qua năm 2024 với nhiều thử thách tài chính
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đua Fat đã công bố báo cáo tình hình tài chính năm 2024 gửi đến các nhà đầu tư và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).