12/02/2016 9:34 AM
Là một “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, tuy nhiên, sản phẩm nhà ở xã hội hiện vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu, trong khi phía trước vẫn còn nhiều lực cản như: một số địa phương chưa thực sự quan tâm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội; quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để đầu tư phát triển nhà ở xã hội ở một số nơi chưa được thực hiện nghiêm túc;...
Đây là những rào cản để phát triển nhà ở cho người nghèo, cần phải được giải quyết trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, chỉ tính năm 2015, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 33 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 13 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 6.164 căn hộ và 20 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng 8.273 căn hộ.
Tính đến nay, cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội, trong đó có 51 dự án nhà ở cho người thu nhập thấp, quy mô 25.850 căn hộ và 84 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, quy mô xây dựng 28.550 căn hộ.
Nguồn cung nhà ở xã hội vẫn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu.
Hiện đang tiếp tục triển khai 108 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, quy mô xây dựng 61.290 căn hộ và 63 dự án nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 69.300 căn hộ. Chương trình nhà ở sinh viên đã hoàn thành 85/95 dự án, giải quyết chỗ ở cho khoảng 220.000 sinh viên. Tính đến hết tháng 12-2015, diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 22,0m2 sàn/người (tăng 1,1m2 sàn/người so với năm 2014, tăng 4,5m2 sàn/người so với năm 2010).
Năm 2015, cả nước phát triển thêm khoảng 1 triệu m2 nhà ở xã hội khu vực đô thị, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng 2,8 triệu m2. Tính chung trong giai đoạn 2011-2015 đã có khoảng 780 nghìn căn nhà ở xã hội được đưa vào sử dụng, giải quyết chỗ ở cho trên 3 triệu người nghèo và các đối tượng chính sách.
Những kết quả đó được đánhgiá là một “điểm sáng” trong thực hiện kinh tế - xã hội, giải quyết khó khăn về nhà ở cho nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp ở khu vực đô thị, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, việc thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản gắn với thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đặc biệt là nhà ở xã hội đã đạt được kết quả quan trọng, vừa giúp cho thị trường bất động sản phục hồi tích cực, vừa giúp hàng trăm ngàn người nghèo, người thu nhập thấp sớm được cải thiện chỗ ở.
Trong năm 2015, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi tích cực, thể hiện qua các yếu tố: giá cả ổn định; thanh khoản tăng; cơ cấu hàng hóa được điều chỉnh hợp lý, hướng tới nhu cầu thực và khả năng thanh toán thực của thị trường; tồn kho liên tục giảm mạnh, đến 20-12-2015 đã giảm 60,41%.
Tín dụng trong lĩnh vực bất động sản tiếp tục tăng trưởng, cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn hệ thống, tính đến 31-10-2015 đã tăng 16,65% so với thời điểm 31-12-2014; tốc độ giải ngân gói tín dụng hỗ trợ nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng tiếp tục tăng mạnh, tính đến hết tháng 12-2015 đã cam kết cho vay 26.999 tỷ đồng (đạt 90%) và đã giải ngân là 17.711 tỷ đồng (đạt 59%) đối với 60 dự án và gần 40.037 hộ gia đình, cá nhân (tăng gần 3 lần so với tháng 12-2014).
Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội quy mô lớn, với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ dành cho người nghèo, người thu nhập thấp đô thị, đã khẳng định một hướng đi mới trong việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội.
Đạt được nhiều kết quả khả quan trong việc phát triển nhà cho người thu nhập thấp, nhưng Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng thừa nhận, công tác phát triển nhà ở tại một số địa phương chưa thực sự được quan tâm đúng mức, chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia đầu tư; nguồn cung nhà ở xã hội còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế; chất lượng dịch vụ, công tác quản lý sử dụng chung cư ở một số nơi còn nhiều bất cập.
Một số địa phương chưa thực sự chú trọng, quan tâm phát triển nhà ở xã hội; nhiều doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư xây dựng nhà ở xã hội do lợi nhuận thấp; một số chủ đầu tư chung cư chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về quản lý sử dụng chung cư theo quy định hiện hành.
Chính vì vậy, ngành Xây dựng xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đặc biệt trong năm 2016 sẽ tiếp tục tập trung phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở, như: người có công với cách mạng; các hộ nghèo khu vực nông thôn; người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ; nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; nhà ở cho sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn. “Đặc biệt cần chăm lo nhà ở cho lực lượng sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang vì đây là lực lượng nòng cốt để bảo vệ chủ quyền quốc gia và giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng khẳng định.
  • Nhà giá rẻ vẫn là ước mơ xa

    Nhà giá rẻ vẫn là ước mơ xa

    CafeLand - Mặc dù đã có chủ trương từ lâu, nhưng việc phát triển các dự án nhà ở cho người thu nhập trung bình tại TP.HCM vẫn chưa đi tới đâu. Các căn hộ có giá trên dưới một tỷ đồng rất ít, trong khi đó nhà ở cao cấp có giá 2-3 tỷ đồng/căn lại đang bùng nổ nguồn cung. Điều này cho thấy, việc giải bài toán nhà ở cho người có thu nhập thấp không hề đơn giản.

  • Nhiều doanh nghiệp quay lại nhà giá rẻ

    Nhiều doanh nghiệp quay lại nhà giá rẻ

    Năm 2015 là năm của căn hộ cao cấp nhưng bước sang năm 2016, nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại phân khúc nhà giá rẻ, cho thuê nhằm đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng ít tiền.

Phan Hoạt (CAND)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.