Đến nay, Lâm Đồng đã “rộng cửa” thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư 329 dự án về du lịch sinh thái, trồng cao su, sản xuất nông lâm kết hợp, nuôi cá nước lạnh… Các chủ đầu tư này thuê đất, thuê rừng với tổng diện tích lên đến gần 53 ngàn ha để triển khai dự án.
Khi phát hiện nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư và nhân lực bảo vệ rừng hoặc “cù nhây” để tìm cơ hội sang nhượng…, UBND tỉnh quyết định thu hồi hàng loạt dự án thì đã có 1.900 ha rừng bị “bốc hơi”.
Nhiều diện tích đất rừng sau khi giao cho doanh nghiệp, cộng đồng thì biến thành vườn cà phê.
Cây có đường kính lớn bị cựa hạ trái phép.
Bên cạnh việc thu hồi toàn bộ 159 dự án và thu hồi một phần diện tích của 35 dự án vì để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn; UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị chức năng yêu cầu các chủ đầu tư bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với số tiền lên đến 311 tỷ đồng. Hiện đơn vị được giao chủ trì thu hồi số tiền bồi thường này là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng.
Theo ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, từ tháng 8/2020, tỉnh chính thức giao cho Sở NN&PTNT chủ trì thu tiền bồi thường của các doanh nghiệp. Sở đã thành lập “Tổ thu tiền bồi thường lâm sản thiệt hại” với thành viên là các đơn vị có liên quan, đặc biệt là 12 Hạt trưởng Hạt kiểm lâm của các huyện, thành.
“Tổ đã tống đạt quyết định và làm việc với các doanh nghiệp để thống nhất, thỏa thuận thời điểm nộp khoản tiền này. Nếu chủ đầu tư dự án chây ỳ không trả, sẽ đề nghị thu hồi dự án hoặc chuyển cơ quan cảnh sát điều tra”, lãnh đạo Sở NN&PTNT nói.
Sau khi để rừng bị phá, doanh nghiệp đào hố chôn lấp cây để phi tang.
Gỗ tang vật của một vụ án phá rừng nghiêm trọng ở Bảo Lâm bị bỏ khô mục.
Theo các thành viên trong Tổ, nhiều chủ đầu tư đã bị thu hồi toàn bộ hay một phần dự án nên việc đôn đốc các doanh nghiệp này nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng là khó khả thi.
Một số doanh nghiệp khác gặp khó khăn về tài chính hoặc trục trặc khi triển khai dự án nên chây ỳ không chấp hành việc nộp tiền bồi thường mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần đôn đốc. Đó là chưa kể, quy định về thu tiền bồi thường còn nhiều bất cập; không có chế tài cưỡng chế, xử lý đối với doanh nghiệp không nộp tiền.
Một chuyên gia Tư pháp cho rằng, để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng, biện pháp khả thi về mặt pháp lý là căn cứ vào hợp đồng (hợp đồng cho thuê rừng ký giữa bên cho thuê rừng với các doanh nghiệp) để khởi kiện đối với doanh nghiệp chưa chấp hành.
-
Lâm Đồng ngừng mô hình du lịch canh nông vì nhiều vi phạm
Có tiềm năng, thế mạnh cả về du lịch và nông nghiệp nên Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước phát triển du lịch canh nông. Quá trình triển khai, do xảy ra tình trạng xây công trình lớn không phép; manh nha xây dựng cơ sở lưu trú trên đất nông nghiệp, tạo ra giá trị bất động sản ảo… nên UBND tỉnh quyết định tạm dừng.
-
Bảo hiểm LPBank chi trả 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng
Ngày 11/12, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam – Chi nhánh Bảo Lộc (LPBank Bảo Lộc), Lâm Đồng phối hợp với Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm LPBank (Bảo hiểm LPBank) tiến hành chi trả 1 tỷ đồng theo quyền lợi gói Bảo hiểm Tín dụng An Khang tới khách hàng....
-
Haus Da Lat - dự án kết hợp của loạt thương hiệu nổi tiếng thế giới
Đà Lạt - thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc, thiên nhiên, vừa đón nhận dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam, kỳ vọng trở thành điểm đến mới của toàn cầu với sự xuất hiện của những thương h...
-
Liên doanh quỹ nước ngoài công bố nhà đại diện và phân phối độc quyền Haus Da Lat tại Việt Nam
Tại Haus Da Lat, 4 chuyên gia và cộng sự sẽ trở thành nhà đại diện và phân phối độc quyền thị trường Việt Nam. Các chuyên gia đều là cố vấn đáng tin cậy cho nhiều thương vụ đầu tư cá nhân tỷ đô, có chiến lược điều hành doanh nghiệp để tạo nên đội ngũ...