Không phải lúc này tin đồn hạ trần lãi suất mới “nóng”, mà nó đã có cả trước thời điểm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu định hướng trước Quốc hội.
Từ giải pháp hành chính mang tính tình thế trước xáo trộn của thị trường, trần lãi suất đang trở thành giải pháp dài hạn.
Trung tuần tháng 11/2011, tin đồn hạ trần lãi suất huy động VND từ
14%/năm xuống 12%/năm xuất hiện nhưng không có thông tin kiểm chứng.
Nay, một lần nữa nó trở thành chủ đề nóng trong các dòng chảy thông tin
những ngày cuối tuần này.
Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước ứng xử rất nhanh hoặc lãnh đạo cao cấp của cơ quan này sẵn sàng phản ứng tức thời để trấn áp tin đồn. Nay, việc kiểm chứng trở nên khó khăn, phản ứng kịp thời đó không có. Thông tin chỉ rõ hơn khi đại diện Ngân hàng Nhà nước trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối muộn 1/12.
Từ chiều 30/11 đến ngày 1/12, thị trường xôn xao trước tin đồn như “chắc chắn” trần lãi suất sẽ hạ xuống 12%/năm. Trao đổi với phóng viên, một số phản ứng đặt vấn đề có phải do lãi suất sắp giảm khá mạnh như vậy, giá trị VND bị ảnh hưởng dẫn đến giá vàng tăng đột biến trong sáng 1/12? Hay phản ứng tiếp theo là tỷ giá USD/VND sẽ biến động từ mối liên hệ với lãi suất? Và câu hỏi tiếp theo là nên gửi tiết kiệm, mua vàng hay USD đón trước “con sóng” này, hoặc chí ít là bảo vệ tài sản của mình một cách hợp lý trước điều chỉnh của chính sách?
Với người trong cuộc là một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, tin đồn này được nhìn nhận ở khả năng “cũng có thể”, hoặc “chắc là vậy nhưng nên từ 14% xuống 13%, chứ 12% thì thấp quá”…
Còn trên thực tế, tin đồn đó có nhiều cơ sở để rộ lên.
Thứ nhất, quan điểm lãi suất bám sát diễn biến lạm phát được chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quan điểm này được nhiều lần nhấn mạnh trong thời gian gần đây. Và thực tế, từ tháng 9 trở lại đây, tốc độ tăng của lạm phát đã giảm rõ rệt.
Thứ hai, chiều 24/11, trả lời trước Quốc hội, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nếu lạm phát tháng 11 vừa qua dưới 1% thì có điều kiện để xem xét hạ trần lãi suất.
Thứ ba, ngày 29/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của chính sách tiền tệ là “giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào”. Yêu cầu này cũng tiếp tục được nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 khi Thủ tướng nói rằng “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.
Thứ tư, với giới đầu tư, khả năng hạ trần lãi suất “nhạy” hơn ở những dữ kiện được cho là mang tính tín hiệu. Đó là chương trình mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hạ lãi suất cho vay 2%/năm so với thông thường đối với một số nhóm đối tượng. Và hiện tượng 2.500 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đưa ra đấu thầu ngày 30/11 được vét sạch thay vì sự trầy trật của các đợt đấu thầu vừa qua; đáng chú ý là lãi suất thấp hơn 0,2% so với lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn trên thị trường thứ cấp.
Hiện khả năng hạ trần lãi suất vẫn còn để ngỏ. Nhưng những câu hỏi phía sau đó đang được đặt ra.
Nếu hạ trần lãi suất huy động, đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vay, chính sách tiền tệ có nới lỏng hay không? Nếu vậy, có lẽ câu trả lời từ Ngân hàng Nhà nước sẽ là sự “linh hoạt” quen thuộc. Thêm nữa, định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm tới sẽ áp ở mức thấp, chỉ khoảng 15% - 17%.
Ở đây, lại có câu hỏi khác: với giới hạn tín dụng tăng trưởng thấp (chỉ bằng phân nửa so với bình quân những năm 2006 - 2010), liệu lãi suất cho vay có thực sự giảm được rõ rệt không, có mở rộng được không khi nguồn thu từ tín dụng của các nhà băng phải dùng “chất” để bù “lượng”? Hay khi cầu cao, cung giới hạn, giá có được rẻ?
Và nếu hạ trần lãi suất, cơ chế trần từ một giải pháp hành chính được xem là tình thế trước sự xáo trộn của thị trường tiếp tục trở thành một giải pháp mang tính lâu dài?
Còn trong hoạt động của hệ thống, cơ chế áp trần lãi suất huy động kéo dài thời gian qua đã triệt tiêu yếu tố cạnh tranh huy động vốn trên thị trường qua lãi suất. Đây cũng là một phần dẫn đến khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng vừa qua, khi lượng tiền gửi bị rút để chuyển sang ngân hàng lớn và khó cạnh tranh gọi thêm vốn. Về khó khăn đó, một lãnh đạo ngân hàng nói rằng, cơ chế trần lãi suất như một quả tạ đồng hạng mà nhà tổ chức thi đấu bắt mọi vận động viên phải nâng, bất kể hạng cân khác nhau…
Và hệ lụy nối tiếp là những bất ổn phát sinh trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây. Một giá trị lớn của thị trường này đang mất đi là niềm tin, bởi các thành viên đang nghi ngờ lẫn nhau, yêu cầu thế chấp tài sản, cơ chế bảo đảm… đang được áp dụng căng thẳng. Theo đó, cũng dễ hiểu khi lãi suất vàng và ngoại tệ “lạ” nổi sóng, một phần đề đáp ứng nhu cầu phải có tài sản để vào cửa trên liên ngân hàng.
Ngược lại, nếu tiếp tục áp cơ chế trần, liệu có phải Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục “ép” những ngân hàng “có vấn đề” bằng công cụ này đến gần hơn yêu cầu tái cấu trúc, mà một điểm đến là phải sáp nhập và bị mua lại?
Những năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước ứng xử rất nhanh hoặc lãnh đạo cao cấp của cơ quan này sẵn sàng phản ứng tức thời để trấn áp tin đồn. Nay, việc kiểm chứng trở nên khó khăn, phản ứng kịp thời đó không có. Thông tin chỉ rõ hơn khi đại diện Ngân hàng Nhà nước trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào tối muộn 1/12.
Từ chiều 30/11 đến ngày 1/12, thị trường xôn xao trước tin đồn như “chắc chắn” trần lãi suất sẽ hạ xuống 12%/năm. Trao đổi với phóng viên, một số phản ứng đặt vấn đề có phải do lãi suất sắp giảm khá mạnh như vậy, giá trị VND bị ảnh hưởng dẫn đến giá vàng tăng đột biến trong sáng 1/12? Hay phản ứng tiếp theo là tỷ giá USD/VND sẽ biến động từ mối liên hệ với lãi suất? Và câu hỏi tiếp theo là nên gửi tiết kiệm, mua vàng hay USD đón trước “con sóng” này, hoặc chí ít là bảo vệ tài sản của mình một cách hợp lý trước điều chỉnh của chính sách?
Với người trong cuộc là một số lãnh đạo ngân hàng thương mại, tin đồn này được nhìn nhận ở khả năng “cũng có thể”, hoặc “chắc là vậy nhưng nên từ 14% xuống 13%, chứ 12% thì thấp quá”…
Còn trên thực tế, tin đồn đó có nhiều cơ sở để rộ lên.
Thứ nhất, quan điểm lãi suất bám sát diễn biến lạm phát được chuyển tiếp giữa hai nhiệm kỳ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Quan điểm này được nhiều lần nhấn mạnh trong thời gian gần đây. Và thực tế, từ tháng 9 trở lại đây, tốc độ tăng của lạm phát đã giảm rõ rệt.
Thứ hai, chiều 24/11, trả lời trước Quốc hội, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Thống đốc Nguyễn Văn Bình nói rằng nếu lạm phát tháng 11 vừa qua dưới 1% thì có điều kiện để xem xét hạ trần lãi suất.
Thứ ba, ngày 29/11, Quốc hội ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa 13, trong đó nhiệm vụ trọng tâm của chính sách tiền tệ là “giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, giảm chi phí đầu vào”. Yêu cầu này cũng tiếp tục được nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 khi Thủ tướng nói rằng “nếu không giảm được lãi suất thì coi như chúng ta sẽ thất bại, cả trong tăng trưởng và kiềm chế lạm phát”.
Thứ tư, với giới đầu tư, khả năng hạ trần lãi suất “nhạy” hơn ở những dữ kiện được cho là mang tính tín hiệu. Đó là chương trình mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) hạ lãi suất cho vay 2%/năm so với thông thường đối với một số nhóm đối tượng. Và hiện tượng 2.500 tỷ đồng trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đưa ra đấu thầu ngày 30/11 được vét sạch thay vì sự trầy trật của các đợt đấu thầu vừa qua; đáng chú ý là lãi suất thấp hơn 0,2% so với lợi suất trái phiếu cùng kỳ hạn trên thị trường thứ cấp.
Hiện khả năng hạ trần lãi suất vẫn còn để ngỏ. Nhưng những câu hỏi phía sau đó đang được đặt ra.
Nếu hạ trần lãi suất huy động, đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho vay, chính sách tiền tệ có nới lỏng hay không? Nếu vậy, có lẽ câu trả lời từ Ngân hàng Nhà nước sẽ là sự “linh hoạt” quen thuộc. Thêm nữa, định hướng tăng trưởng tín dụng trong năm tới sẽ áp ở mức thấp, chỉ khoảng 15% - 17%.
Ở đây, lại có câu hỏi khác: với giới hạn tín dụng tăng trưởng thấp (chỉ bằng phân nửa so với bình quân những năm 2006 - 2010), liệu lãi suất cho vay có thực sự giảm được rõ rệt không, có mở rộng được không khi nguồn thu từ tín dụng của các nhà băng phải dùng “chất” để bù “lượng”? Hay khi cầu cao, cung giới hạn, giá có được rẻ?
Và nếu hạ trần lãi suất, cơ chế trần từ một giải pháp hành chính được xem là tình thế trước sự xáo trộn của thị trường tiếp tục trở thành một giải pháp mang tính lâu dài?
Còn trong hoạt động của hệ thống, cơ chế áp trần lãi suất huy động kéo dài thời gian qua đã triệt tiêu yếu tố cạnh tranh huy động vốn trên thị trường qua lãi suất. Đây cũng là một phần dẫn đến khó khăn thanh khoản của một số ngân hàng vừa qua, khi lượng tiền gửi bị rút để chuyển sang ngân hàng lớn và khó cạnh tranh gọi thêm vốn. Về khó khăn đó, một lãnh đạo ngân hàng nói rằng, cơ chế trần lãi suất như một quả tạ đồng hạng mà nhà tổ chức thi đấu bắt mọi vận động viên phải nâng, bất kể hạng cân khác nhau…
Và hệ lụy nối tiếp là những bất ổn phát sinh trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây. Một giá trị lớn của thị trường này đang mất đi là niềm tin, bởi các thành viên đang nghi ngờ lẫn nhau, yêu cầu thế chấp tài sản, cơ chế bảo đảm… đang được áp dụng căng thẳng. Theo đó, cũng dễ hiểu khi lãi suất vàng và ngoại tệ “lạ” nổi sóng, một phần đề đáp ứng nhu cầu phải có tài sản để vào cửa trên liên ngân hàng.
Ngược lại, nếu tiếp tục áp cơ chế trần, liệu có phải Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục “ép” những ngân hàng “có vấn đề” bằng công cụ này đến gần hơn yêu cầu tái cấu trúc, mà một điểm đến là phải sáp nhập và bị mua lại?
Theo Minh Đức (VnEconomy)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Nhà giá rẻ Quận 10 P.12 Cao Thắng ngang 9m dài 6m 1 trệt 2 lầu HC đủ.
5 tỷ 600 triệu- 54m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP
Cần tiền bán lô đất mặt tiền đường dự án Lê Phong Bình Chuẩn, sổ riêng, c/chủ
2 tỷ 300 triệu- 67.3m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0986836***
VIP
Sở hữu CĂN HỘ PANOMA sông Hàn - VIEW 360 trọn Đà Nẵng. SUN COSMO RESIDENCE
Thương lượng- 50m2
Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
Hôm nay
0922156***
VIP
Bán nhà mặt tiền đường Cao Thắng Thành phố Thanh Hóa
24 tỷ 500 triệu- 186m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0907657***
VIP
Quận 1, Mặt tiền Cô Giang, Cầu Ông Lãnh, 79m2, 5 tầng kinh doanh, 38 tỷ TL
38 tỷ - 79m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0918818***
VIP
hiếm Dương Khuê, phân lô bàn cờ, ô tô tránh, nhà đẹp thang máy, hơn 25 tỷ
25 tỷ 500 triệu- 65m2
Cầu Giấy, Hà Nội
Hôm nay
0931550***
VIP
Đất nền - nhà phố sổ sẵn - Gem Sky World giá ngộp NH
1 tỷ 780 triệu- 100m2
Long Thành, Đồng Nai
Hôm nay
0929118***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: tài chính, kinh tế vĩ mô