Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 vừa công bố, Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) ghi nhận doanh thu thuần gần 34.000 tỉ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ 2023. Doanh thu 9 tháng đạt 105.000 tỉ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 75% kế hoạch đề ra.
Lợi nhuận của nhà sản xuất thép này cũng gia tăng nhờ cải thiện biên lợi nhuận. Hòa Phát lãi ròng hơn 3.000 tỉ đồng quý gần nhất, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, Hòa Phát báo lãi hơn 9.200 tỉ đồng, tăng 140%. Đóng góp chính vào kết quả này là thép và các sản phẩm liên quan với tỉ trọng 85%, còn lại là các mảng khác như nông nghiệp, điện lạnh, bất động sản khu công nghiệp (KCN).
Hòa Phát hiện đang sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích được duyệt quy hoạch là 1.133ha
Đáng chú ý, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là thép, Hòa Phát cũng ghi nhận kết quả tích cực từ mảng bất động sản KCN.
Quý 3 vừa qua, nhóm ngành bất động sản ghi nhận doanh thu thuần đạt 768 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 302 tỉ đồng. Biên lợi nhuận sau thuế tính trên doanh thu thuần đạt 39%.
Mặc dù đang là “vua” trong lĩnh vực sản xuất thép ở Việt Nam, nhưng Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long vẫn bày tỏ mong muốn mở rộng sang lĩnh vực bất động sản và còn đặt mục tiêu trở thành top 3 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam.
Nhà sản xuất thép này tham gia vào bất động sản từ năm 2001 với 2 lĩnh vực chính là bất động sản KCN và bất động sản đô thị.
Quý 3/2024, mảng bất động sản của Hòa Phát ghi nhận doanh thu thuần đạt 768 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 302 tỉ đồng
Hiện tại, Hòa Phát đang sở hữu và vận hành 3 KCN, bao gồm: KCN Phố Nối A có quy mô hơn 688,94ha (Hưng Yên), KCN Hòa Mạc - 131ha (Hà Nam), KCN Yên Mỹ II - 313,5ha (Hưng Yên). Tổng quỹ đất KCN được phê duyệt quy hoạch là 1.133ha.
Tại KCN Phố Nối A, tỉ lệ lấp đầy đạt khoảng 87% với 136 doanh nghiệp thuê đất. Giai đoạn 1, khu công nghiệp Yên Mỹ II có tỉ lệ lấp đầy đạt 100%. KCN Yên Mỹ II được quy hoạch nhằm thu hút đầu tư trong các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất sạch, ít gây ảnh hưởng tới môi trường.
Công ty cũng được chấp thuận đầu tư dự án KCN Yên Mỹ II mở rộng tại Hưng Yên, với diện tích phần mở rộng 216ha, tổng vốn đầu tư 2.682 tỉ đồng. Kế hoạch trong 10 năm tới, Hòa Phát sẽ phát triển 10 khu công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp hiện nay đang có.
Đối với mảng dự án nhà ở - khu đô thị, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các đại đô thị diện tích từ 300-500ha. Các dự án bất động sản nhà ở đang được nghiên cứu và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện.
Trước đó, Hòa Phát của ông Trần Đình Long cũng sở hữu loạt bất động sản tại Hà Nội như Tòa nhà Hòa Phát tại số 257 Giải Phóng, Khu phức hợp Mandarin Garden, Khu phức hợp Mandarin Garden 2, hay Tòa văn phòng cho thuê số 70 Nguyễn Đức Cảnh; bên cạnh dự án đang triển khai như Khu đô thị Bắc Phố Nối tại Hưng Yên (262ha).
Thời gian qua, Hòa Phát đang rốt ráo đi tỉnh "tìm đất" cho tham vọng Bất động sản. Sau Cần Thơ, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Hải Dương, ông chủ Hòa Phát Trần Đình Long tìm đến Thừa Thiên Huế và mới nhất là Phú Yên.
Tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Phú Yên năm 2024 diễn ra hồi tháng 3/2024, UBND tỉnh Phú Yên đã trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận cho 14 nhà đầu tư của 14 dự án với tổng số vốn đăng ký gần 10.500 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh Phú Yên cũng trao 5 biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn 128.000 tỉ đồng. Trong đó, đáng chú ý là Tập đoàn Hòa Phát tìm hiểu cơ hội đầu tư 3 dự án lớn với tổng mức đầu tư 120.000 tỉ đồng (tương đương 5 tỉ USD).
Ông Trần Đình Long cho biết, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và trao đổi với lãnh đạo tỉnh Phú Yên, Hòa Phát quyết định đầu tư 3 dự án tại Khu Kinh tế Nam Phú Yên.
Cụ thể, các dự án gồm: Cảng Bãi Gốc (vốn đầu tư dự kiến khoảng 24.000 tỉ đồng); Đầu tư và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Hòa Tâm (vốn đầu tư dự kiến khoảng 13.300 tỉ đồng); Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Khu công nghiệp Hòa Tâm (vốn đầu tư khoảng 86.000 tỉ đồng).
“Chiến lược của Hòa Phát là tích cực đi các địa phương xin tham gia đấu thầu các chương trình phát triển đô thị, sau đó phát triển dự án. Triển vọng của lĩnh vực bất động sản là tốt đẹp vì Hòa Phát làm từ gốc, không phải bỏ tiền mua dự án, không bị áp lực giá vốn", ông Long cho biết.
-
Mặc dù đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép nhưng ông Trần Đình Long khẳng định từ nay trở đi, Hòa Phát sẽ tập trung phát triển các loại thép chất lượng cao, đầu tư chiều sâu để sản xuất thép chế tạo, thép cho sản xuất ốc vít, dự ứng lực...
-
Hòa Phát của ông Trần Đình Long đề xuất sản xuất thép làm đường sắt tốc độ cao 70 tỷ USD
Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long khẳn định doanh nghiệp đủ năng lực để sản xuất thép cho đường ray các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, mong muốn tham gia vào các dự án này.
-
Ước lãi hơn 12.000 tỷ, cổ phiếu một “ông lớn” ngành thép được khuyến nghị mua với mức sinh lời kỳ vọng gấp 4 lần lãi suất gửi tiết kiệm
Với việc giá thép thế giới tạo đáy và bắt đầu đi lên, đà phục hồi theo thị trường bất động sản cùng tiềm năng tăng giá nhờ dự án Dung Quất 2, cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang cho thấy sự hấp dẫn với tiềm năm tăng trưởng 20% so với thị gi...
-
Một “ông lớn” ngành thép vừa hoàn tất tăng vốn điều lệ, đang đẩy mạnh xây nhà máy mới tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Thép Nam Kim vừa hoàn tất phân phối hơn 52 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông, qua đó tăng vốn điều lên 3.159 tỷ đồng.
-
Đại gia ngành thép một thời sở hữu 3 nhà máy lớn giờ lâm cảnh thua lỗ nghìn tỷ, giá cổ phiếu thua ly trà đá
Ra đời từ cuối thập niên 2000, Công ty CP Thép Pomina (Mã: POM) từng là một trong những nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất cả nước với 3 nhà máy luyện phôi và cán thép xây dựng, tổng công suất 2,6 triệu tấn/năm....