Đó là nhận định của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) trong buổi làm việc với đoàn công tác Vụ Công nghiệp Ban kinh tế Trung ương mới đây.
Giá nhà Việt Nam cao hơn 20 lần thu nhập trung bình
Ông Châu cho biết, dân số tại TP.HCM năm 2017 đã xấp xỉ 13 triệu người. Trong đó, thành phần dân nhập cư chiếm một bộ phận rất lớn, đây cũng là lực lượng có nhu cầu cấp bách về nhà ở. Tuy nhiên, với mức thu nhập của nhóm đối tượng này thì việc sở hữu một căn nhà tại thành phố là một thách thức.
“Khi đi Hàn Quốc công tác, chúng tôi thấy giá nhà tại thị trường này gấp 5 đến 7 lần thu nhập của người dân, trong khi đó ở Việt Nam giá nhà vừa túi tiền, không nói đến nhà cao cấp cao cũng gấp 22 – 25 lần so với thu nhập trung bình của xã hội. Như vậy giá nhà của chúng ta nằm ngoài khả năng của đa số người dân”, ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA cho biết thêm, ở Hàn Quốc có những chính sách và loại hình nhà ở hỗ trợ cho người thu nhập thấp rất đáng học hỏi. Ví dụ, họ có loại hình nhà ở cho thuê vĩnh viễn, có thể ở từ đời này sang đời khác, loại nhà này thường có diện tích từ 35m2 trở xuống. Khi có thu nhập tốt hơn người thuê có thể trả lại và thuê một căn nhà khác có diện tích lớn và nhiều tiện ích hơn.
Ở Việt Nam, Chính phủ cũng có nhiều chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội. Tuy nhiên, loại hình này vẫn còn những điểm vướng mắc cần sớm tháo gỡ.
Tại điều 15, Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 quy định rất rõ về tín dụng ưu đãi cho những chủ đầu tư nhà ở xã hội và người thụ hưởng nhà ở xã hội là những người được mua và thuê mua. Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành Nghị định 100 về phát triển, quản lý nhà ở xã hội thì lại có điều khoản chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho chủ đầu tư nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến năm 2020.
“Chính điều này đã khiến cho các chủ đầu tư không còn nguồn tín dụng ưu đãi để thực hiện dự án. Nhiều doanh nghiệp đã phải xin trả lại dự án nhà ở xã hội”, ông Châu nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết, chương trình nhà ở xã hội có những mặt thành công, nhưng cũng có mặt thất bại.
Những người có thu nhập từ 5 – 10 triệu đồng một tháng tại thành phố thì không thể có nhà. Gói 30.000 tỷ ra đời nhưng thật chất cũng chỉ dành cho những người có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên.
“Anh thu nhập trung bình khá trở lên mới có thể dành mỗi tháng khoảng 10 triệu để trả tiền lãi vay mua nhà. Nếu anh làm mỗi tháng được 10 triệu thì làm sao có thể vay mua được. Do đó, nhiều người thu nhập thấp bị bỏ rơi”, ông Đực nói.
Làm gì để dân có nhà?
Ông Đực kiến nghị, để hỗ trợ cho người thu nhập thấp có cơ hội mua nhà thì nên đưa vào quy chuẩn và cho phép loại nhà có diện tích 25m2. “Khi đó thì không ai bắt bẻ trong chung cư anh có bao nhiêu phần trăm nhà ở diện tích nhỏ, nhà ở diện tích lớn được vì quy chuẩn quốc gia cho phép làm nhà 25 m2 thì tôi có thể làm 100% nhà 25m2 mà không ai bắt lỗi.”, ông Đực phân tích.
Bên cạnh đó, ông Đực cho rằng Bộ Xây dựng cần sớm đưa ra nghị định, quy định về nhà cho thuê. Bởi thực tế, có rất nhiều người quá nghèo, không đủ khả năng để mua nhà. Do đó, cần phải có quy định về loại hình này như sẽ hỗ trợ tín dụng lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp thực hiện, các quy định bảo vệ quyền lợi của người thuê nhà. Hiện nay, do chưa có hướng dẫn nên vẫn không có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện loại hình này.
Theo Phó Tổng giám đốc một công ty địa ốc tại quận 3, để giảm giá nhà, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dự án thì cần phải cải cách và tinh gọn hơn nữa thủ tục hành chính.
“Có không ít dự án phải nằm chờ nhiều năm trời vì vướng thủ tục, điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và đội chi phí đầu tư khiến cho giá thành của căn hộ khi bán ra bị đẩy lên cao”, vị này cho biết.
Luật sư Trương Thị Hòa, Phó chủ tịch HoREA cho rằng, nhà ở là nhu cầu bức thiết của mỗi công dân, nó cũng quyết định đến sự phát triển và ổn định của xã hội. Do đó, cần có cơ chế, hành lang pháp lý riêng đồng bộ để đưa vào luật, quy định, nghị định để các doanh nghiệp và người dân được biết và thực hiện.
Ông Lê Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Ban Kinh tế Trung ương, cho biết đoàn sẽ ghi nhận các ý kiến trên và tham mưu cho lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương có ý kiến khi xây dựng các nghị định, luật sắp tới.
-
Phân khúc nhà ở xã hội cần được quan tâm đúng mức
Thị trường bất động sản đang có sự lệch pha cung - cầu khi phân khúc căn hộ cao cấp đang đối mặt với dư cung, trong khi phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội lại khan hiếm. Để thị trường bất động sản phát triển bền vững, cần có sự quan tâm tới phân khúc nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội để tái cân bằng cung - cầu.
-
Hết gói ưu đãi, doanh nghiệp trả lại dự án nhà ở xã hội
Gói ưu đãi 30.000 tỉ đồng đã hết, ưu đãi lãi suất không còn, nhiều doanh nghiệp xin trả lại nhà ở xã hội.
-
Người dân thấp thỏm nỗi lo nhà ở xã hội tăng giá
Trong khi chưa tìm được nguồn vốn ưu đãi mới, thì người có nhu cầu mua nhà ở xã hội lại thấp thỏm với nỗi lo giá nhà ở xã hội sẽ tăng sau thông tin chủ đầu tư xây nhà ở xã hội không được tiếp cận giá vay ưu đãi, mà tính vào giá thuê, giá bán.
-
Hai lãnh đạo CII muốn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã: CII) vừa thông báo thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu của người nội bộ.
-
Báo Singapore nói về các chính sách "chưa từng có” cho các trung tâm tài chính sắp hình thành của Việt Nam
The Business Times của Singapore mới đây dành nhiều thời gian phân tích một sự kiện “chưa từng có” là Việt Nam sẽ xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng và TP.HCM.
-
Dự án "siêu cảng” tỷ USD ở Cần Giờ vừa có bước tiến đặc biệt quan trọng
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Đây là cột mốc quan trọng trong việc triển khai dự án.