Lâu nay, không chỉ khách
hàng mua đất dự án kiện chủ đầu tư để đòi hủy hợp đồng mà ngay cả đối
với khu đất đấu giá đã hoàn chỉnh pháp lý, hạ tầng cũng phải đối mặt với
tình trạng này.
Khu đất đấu giá 31 ha Trâu Quỳ, Gia Lâm
Mới đây, rất nhiều nhà đầu tư đã từng trúng thầu khu đất đấu giá diện tích 31ha Trâu Quỳ - Gia Lâm đã gửi đơn kiến nghị đến cơ quan báo chí về việc bị huyện Gia Lâm ra quyết định thu hồi đất đã đấu giá.
Trong
đơn nêu rõ, tháng 11/2010 gần 80 nhà đầu tư đã tham gia đấu quyền sử
dụng đất tại thị trấn Trâu Quỳ và xã Đặng Xá huyện Gia Lâm, Hà Nội và đã
lần lượt trúng các lô đất từ A1, B1, B2, B3M, B4, H2, M4.
Khi tham gia đấu giá đất, mỗi lô đất trúng thầu, người mua phải đặt cọc cho UBND Huyện Gia Lâm là 300 triệu đồng/lô. Theo văn bản thông báo của Hội đồng đấu giá huyện Gia Lâm thì người trúng đấu giá phải có trách nhiệm nộp tiền, nếu không sẽ bị huỷ kết quả trúng đấu giá và thu lại số tiền đã nộp ban đầu là 300 triệu đồng.
Tuy
nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn cộng thêm thị trường bất động sản
bị đóng băng nên nhiều khách hàng đã không thể thu xếp được tiền để
đóng. Vì vậy, ngày 20/3/2012, Huyện Gia Lâm đã ra quyết định thu hồi đất
và chiếu theo quy định thì các nhà đầu tư sẽ bị thu tiền đặt cọc.
Theo
tính toán sơ bộ của một người tham gia đấu giá thì chỉ tính riêng tiền
đặt cọc thì tổng cộng số tiền UBND huyện đã thu khoảng 24 tỷ đồng. Trong
khi nếu như hủy kết quả đấu giá lần này, huyện tiếp tục tổ chức đấu giá
tiếp và sẽ lại thu được một khoản lớn tiền cọc mới.
Mặc dù đã có chủ nhưng nhiều khu đất đấu giá đang trong tình trạng bị bỏ hoang không có người ở
Chị
Nguyệt Nga - khách hàng cho biết, cuối năm 2010 chị đã trúng thầu một ô
đất biệt thự hơn 300 m2 tại khu đất đấu giá 31 ha Trâu Quỳ với giá 22,7
triệu đồng/m2. Tổng cộng giá trị căn biệt thự hơn 6 tỷ đồng trong đó
chị đã nộp được 1,3 tỷ đồng (bao gồm 300 triệu tiền cọc phải nộp khi
tham gia đấu giá), số tiền còn lại chị nợ. Tuy nhiên, do thị trường bất
động sản sụt giảm mạnh, chị không thể thu xếp được đủ tài chính để nộp
tiếp theo hợp đồng này. Cực chẳng đã, chị buộc phải xin rút lại tiền.
“Tôi đã nộp đơn xin rút tiền từ 5 tháng nay, nhưng cấp chính quyền vẫn “bặt vô âm tín” . Lần nào chúng tôi đến hỏi, cán bộ Huyện cũng nói là lý do chưa giải quyết được yêu cầu của các nhà đầu tư do chưa có cơ chế trả lại tiền cho các trường hợp này ” chị Nga bức xúc.
Theo chị Nga, việc tổ chức đấu giá đất tại một số các quận huyện khác như Đông Anh, Long Biên có quy định rất cụ thể rõ ràng như trường hợp người trúng giá không nộp tiền thì cứ đúng ngày đúng tháng họ sẽ trả lại số tiền đã nộp mà khách hàng sẽ phải chấp nhất mất cọc. Riêng huyện Gia Lâm không có chế độ trả lại như vậy. Đó là điều vô lý!
Được
biết, năm 2011 Hà Nội mới có 8 quận huyện tổ chức đấu giá 3ha đất, thu
được 522 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch. Trong khi đó, UBND TP Hà Nội đưa ra
kế hoạch đấu giá 30 dự án trên địa bàn thành phố, với diện tích 17ha,
ước thu 2.450 tỷ đồng. Nguyên nhân chính việc không hoàn thành kế hoạch
là do có tình trạng nhiều hộ đã trúng
đấu giá song chậm nộp tiền. Ngoài ra, do thị trường biến động nên giá
đất giảm mạnh vì vậy nhiều người đấu giá không có khả năng tài chính nộp
tiếp, một số hộ chấp nhận trả lại đất đã đấu giá.
-
Thị trường đất đấu giá có diễn biến mới
Thời gian gần đây, thị trường đất đấu giá tại một số tỉnh Bình Định, Quảng Trị đã có tín hiệu phục hồi, số lượng khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất tăng cao.
-
Thị trường đất đấu giá tỉnh Bình Định có tín hiệu phục hồi
Thời gian gần đây, thị trường đất đấu giá tại tỉnh Bình Định đã có tín hiệu phục hồi, số lượng khách hàng trúng đấu giá quyền sử dụng đất tăng cao.
-
Quảng Trị sắp đấu giá 148 lô đất, giá khởi điểm thấp nhất 125 triệu đồng/lô
148 lô đất nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng trong tháng 3 tới. Giá khởi điểm thấp nhất là 125 triệu đồng/lô.