Không chịu nổi áp lực thắt chặt tín dụng và lãi suất cho vay cao, nhiều nhà đầu tư phải rời bỏ thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội, khiến giá bán đất nền khu vực này giảm đáng kể.

Sau khi có quyết định của UBND TP. Hà Nội về việc phát triển, mở rộng Hà Nội về phía Tây, nhiều người dân nơi đây bỗng chốc trở nên giàu có. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều ngôi nhà cao tầng, biệt thự đắt tiền đã mọc lên, cuộc sống trở nên sung túc hơn.

Vào thời điểm cuối năm 2010 đầu năm 2011, bất chấp những thông tin bất lợi do Hà Nội rà soát dự án, có dự án phía Tây tăng giá một cách bất thường, giá tăng tới 30% . Cách đây khoảng 2 tháng, tâm điểm cơn sốt là khu vực phía Tây, trục đường Láng - Hòa Lạc, huyện Ba Vì, Gia Lâm và quận Tây Hồ. Đặc biệt, tại khu vực Ba Vì, chưa bao giờ người ta chứng kiến cảnh giao dịch đất đai theo cách... tranh cướp như thế. Thậm chí giá đất tại Xã Yên Bài – Huyện Ba Vì – Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 49km về phía Tây Tây Bắc tăng lên gấp 3 lần. Nhiều nhà đầu cơ nhỏ lẻ cũng nhờ kinh doanh đất mà trong phút chốc trở thành triệu phú.


Có thể nói, nhiều nhà đầu tư bỏ vốn vào bất động sản phía Tây đã kiếm tiền nhanh chóng qua các thương vụ mua đi bán lại. Tuy nhiên, từ giữa tháng 4 đến nay thị trường đã ghi nhận sự giảm sút đầu tư đáng kể vào khu vực này. Phân khúc thị trường này có dấu hiệu chững lại, có nhà đầu tư đã rao bán với mức giá giảm 10% so với 2 tháng trước do áp lực lãi suất cao từ đồng tiền vay ngân hàng. Giá đất nền giảm từ 5-10 triệu đồng/m
2 tùy từng vị trí.

Điển hình, dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch hiện có mức giao dịch đất nền đạt tỷ lệ rất thấp, thị trường gần như ở trong giai đoạn ảm đạm nhất từ trước đến nay. Về giá bán, so với thời đỉnh điểm những tháng đầu năm 2011 giảm khá nhiều. Những lô liền kề nằm trên mặt đường với mặt tiền 10,5m có giá thấp nhất trên 50 triệu đồng/m
2 thời điểm đó giờ cũng chỉ rơi vào khoảng 45 triệu đồng/m2. Trong khi đó, trên một số website rao vặt, bất động sản, một số nhà đầu tư rao bán những lô có mặt đường 10,5m với giá từ 42-46 triệu đồng/m2; nhưng với giá bán được nhận định là cao như vậy thì khả năng giao dịch thành công là không cao.

Sự sụt giảm còn được ghi nhận ở nhiều khu đô thị khác trước đây được xem là điểm nóng trên thị trường cũng đã cho thấy sự đi xuống của giá bán. Ví như Tân Tây Đô, liền kề đường nội bộ nhỏ thời điểm tăng giá đầu năm thấp nhất cũng khoảng trên 50 triệu đồng/m
2 thì nay giá chỉ khoảng 40 triệu đồng/m2. Liền kề Văn Phú, vào tháng 1 năm 2011 giá chào bán khoảng 71-80 triệu đồng/m2 đường nội bộ trên 10,5m mặt đường tùy vào từng căn, đến nay giá chỉ khoảng 62-65 triệu đồng/m2.

Làn sóng bán tháo


Để chống đỡ với chính sách thắt chặt tiền tệ và lãi suất cao, từ đầu tháng 5/2011 đến nay nhiều nhà đầu tư đã có dấu hiệu giảm giá bán đất nền tại một số dự án “nóng” trước đây để bán hàng. Theo số liệu khảo sát, tại khu đô thị Kim Chung - Di Trạch, giá giảm khoảng 7-9 triệu đồng/m
2, Tân Tây Đô giảm khoảng 5-7 triệu đồng/m2, Thanh Hà từ 3-4 triệu đồng/m2, Geleximco Lê Trọng Tấn khoảng từ 4-5 triệu đồng/m2... Các dự án khác nằm trong chuỗi dự án phía Tây cũng gặp tình trạng tương tự.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới làn sóng bán tháo bất động sản của các nhà đầu tư. Trong bối cảnh tín dụng siết chặt, lạm phát cao, nhà đầu tư bỏ vốn vào đâu cũng phải tính toán cho đồng vốn hiệu quả hơn..., áp lực vay vốn, xoay vốn triển khai dự án gặp nhiều khó khăn buộc nhà đầu tư phải bán sản phẩm để thu tiền về.


Trong khi không có quá nhiều tiền mặt nhưng lại nhiều đất, họ buộc phải bán đi một phần. Việc mua chỗ này, bán chỗ kia để kiếm lời là chuyện nhà đầu tư nào cũng muốn, nhưng thị trường lên thì rất thuận lợi, còn nếu xuống thì muốn bán cũng khó có thể bán được. Như vậy sẽ không khuyến khích được sự tham gia của giới đầu tư và đầu cơ vào thị trường nữa.


Theo nhận định của một nhà đầu tư cá nhân: giới đầu tư đất ở Hà Nội có nhiều thủ thuật rất tinh vi. Họ có thể bỏ tiền thuê người, giả về hỏi mua đất nền tại các khu vực như người có nhu cầu thật. Qua mỗi lần như vậy, người bán lại “hét” lên vài giá, thế là giá đất bị “thổi lên” chứ dân mình lấy đâu nhiều tiền thế mà mua.


Vì thế, một phần nguyên nhân dẫn tới việc nhà đầu tư tháo chạy khỏi khu vực này là bởi phần lớn giao dịch đất đai ở những vùng quy hoạch chỉ là giao dịch tạo nhu cầu giả, tức là đầu cơ tích trữ, tự mua đi bán lại với nhau, thậm chí có hiện tượng bố trí giao dịch giả để kích giá đất lên.


Do thị trường đang có chiều hướng trầm lắng nên người bán muốn bán nhanh để thu hồi vốn trả nợ, vì lãi suất vay hiện ở mức rất cao, trong khi người mua chần chừ, chờ giá xuống thấp nữa. Việc phải bán gấp hàng để xoay vòng vốn buộc các nhà đầu tư phải có chiến dịch giảm giá. Mặc khác, các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán hiện cũng gặp nhiều trở ngại nên có thể thời gian tới, nhà đầu tư sẽ “om” tiền chờ động thái của thị trường.
Theo Nguyên Hương (Tầm Nhìn)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: 0