Sự phục hồi của thị trường sẽ không hề suôn sẻ. Tỷ lệ thu hồi nhà đang giảm, thế nhưng nó vẫn gây ra áp lực lên giá nhà. Chính quyền có đưa ra đề xuất hỗ trợ cho người mua nhà đang gặp khó khăn, thế nhưng chủ sở hữu nhà ở cần nhiều hơn như vậy, tuy nhiên chính phủ Mỹ không thể đáp ứng được do rào cản về chính trị.
Yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn quá nhiều điểm khó
khăn. Thị trường nhà đất có thể lại đi xuống nếu phải đón nhận một cú sốc mới
từ châu Âu gây gián đoạn kinh tế toàn cầu. Cú sốc tài chính mới sẽ khiến niềm
tin sụt giảm và làm người mua nhà sợ hãi, ngoài ra, nguồn cung tín dụng sẽ cạn
kiệt.
Nhóm ngân hàng cho vay phải chịu hậu quả khó khắc phục từ cơn chấn động trên thị trường nhà đất. Nhiều tổ chức tài chính bất động sản, sau khi nới lỏng điều kiện tín dụng quá mức trong thời kỳ thị trường đang hình thành bong bóng, nay lại thắt chặt tín dụng để ngăn nhu cầu tăng cao.
Thế nhưng một khi thị trường nhà đất có được điểm tựa vững chắc, thị trường sẽ có thể hồi phục nhanh chóng. Khi giá nhà đất chuyển từ trạng thái sụt giảm mạnh sang tăng, ngân hàng sẽ mở rộng hoạt động tín dụng. Giá nhà cao hơn sẽ hạn chế làn sóng vỡ nợ và thu hồi nhà đất.
Phân tích mới nhất từ Goldman Sachs cho rằng sự phục hồi của
thị trường nhà đất sẽ tạo ra nhiều ảnh hưởng lên các lĩnh vực khác trong nền
kinh tế. Giá nhà tăng cao, niềm tin vào thị trường và tiêu dùng sẽ hồi phục,
hoạt động xây dựng nhà ở cần nhiều sức lao động hơn rất nhiều so với các lĩnh
vực khác.
Thị trường nhà đất phục hồi, chính sách tiền tệ sẽ có thể phát huy thêm tác dụng; khi thị trường đang yếu kém, lãi suất thấp cũng không giúp được nhiều cho nền kinh tế. Fed đang cân nhắc mua tài sản thế chấp, như vậy người vay tiền sẽ đỡ phải chịu điều kiện tín dụng ngặt nghèo.
Theo nhiều biện pháp tính toán, khả năng thị trường phục hồi dường như chắc chắn sẽ đến. Nếu thực tế như vậy, kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vững vàng hơn.