Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã có cuộc làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu về tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc trục dọc và trục ngang miền Tây đi qua địa bàn tỉnh này.
Tỉnh Hậu Giang có 2 dự án cao tốc đi qua với tổng chiều dài khoảng 100km. Trong đó, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (trục dọc) 63km và cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (trục ngang) 37km. Đến nay, tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án.
Tỉnh Hậu Giang làm việc làm việc với chủ đầu tư về tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn
Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hậu Giang - chủ đầu tư dự án thành phần 3, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - cho biết, hiện dự án giải ngân đạt hơn 1.400 tỷ đồng, đạt hơn 51% số vốn đã bố trí.
Theo Sở GTVT tỉnh Hậu Giang, hiện nhà thầu đang tập trung thi công được các cầu có đường tiếp cận, một số gói thầu vẫn gặp khó về cát san lấp. Nhà thầu cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công các cầu trên tuyến, đảm bảo giải ngân theo kế hoạch.
Tại các mỏ trên sông Tiền, trữ lượng tốt nhưng kế hoạch sử dụng nằm ở giai đoạn 2026 - 2030, nên đang kiến nghị cho khai thác trữ lượng cát giai đoạn thi công dự án (2021 - 2025). Nhà thầu sẽ tập trung gác dầm 12 cầu trên tuyến và hoàn thành 16km đường công vụ… để đảm bảo tiến độ và hoàn thành giải ngân.
Đối với dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư) cho biết, đến cuối năm 2025, dự án hoàn thành.
Hiện nay, các nhà thầu đều tập trung tăng tốc thi công trên công trường, tuy nhiên dự án vẫn gặp khó về nguồn cát, dự án đã nhận thêm cát điều chuyển từ cao tốc trục ngang. Tuy nhiên, theo chủ đầu tư, việc điều phối cát chỉ đạt hơn 1.000 m3/ngày, từ đầu năm 2025 các nhà thầu sẽ trả lại số lượng cát đã được điều chuyển cho dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh cho rằng, các dự án cao tốc đi qua địa bàn là dự án trọng điểm. Sớm đưa các dự án vào vận hành sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương và giữa Hậu Giang với các tỉnh trong khu vực.
Tỉnh Hậu Giang sẽ phối hợp với các bên để cùng chia sẻ khó khăn chung về thiếu hụt nguồn vật liệu cát.
Được biết, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025) dài 110km, đi qua 5 tỉnh/thành (Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau), tổng mức đầu tư hơn 27.500 tỷ đồng.
Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188km, đi qua 4 tỉnh/thành (An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng), tổng mức đầu tư gần 44.700 tỷ đồng.
Đây là 2 dự án giao thông trọng điểm quốc gia và có quy mô lớn nhất hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Đặt mục tiêu hoàn thành 3.000km cao tốc, Chính phủ yêu cầu đảm bảo đủ nguồn cung vật liệu xây dựng
Để phấn đấu hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc vào cuối năm 2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương có nguồn vật liệu phải khẩn trương hơn, tích cực hơn trong việc đẩy nhanh triển khai các thủ tục cấp mỏ, nâng công suất, bảo đảm công suất khai thác, đáp ứng tiến độ thi công các dự án.
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.