Thị trường bất động sản Việt Nam hấp dẫn đối với nhà đầu tư Trung Quốc
Từ khách mua nhà…
Những ngày gần đây, giới bất động sản xôn xao về thông tin số lượng người Trung Quốc mua nhà tại Việt Nam tăng vọt do một công ty nghiên cứu thị trường đưa ra. Mặc dù đơn vị này khẳng định, con số trên được rút ra từ những giao dịch thực tế mà họ thực hiện và không mang tính bao quát cả thị trường.
Tuy nhiên, những con số này phần nào cũng cho thấy tầm ảnh hưởng của người Trung Quốc đến thị trường bất động sản Việt Nam đang ngày một tăng lên.
Theo đơn vị nghiên cứu thị trường trên, trong năm 2017, lượng khách hàng người Trung Quốc mua nhà tại Việt Nam chỉ chiếm 4%, thì trong năm 2018, người mua Trung Quốc đại lục vươn lên dẫn đầu thị trường, chiếm 31% giao dịch trong 9 tháng đầu năm 2018. Nếu tính cả người mua Hong Kong và Đài Loan, tỷ lệ này lên tới 44%.
“Nếu hai năm trước lượng khách đến từ Hàn Quốc là đông đảo nhất thì hiện nay số lượng khách mua từ Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan đang dẫn đầu về các hoạt động đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài tập trung nhiều ở phân khúc căn hộ cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng, nhiều nhất vẫn là phân khúc căn hộ cao cấp ở những khu vực trung tâm TP.HCM , một đại diện của đơn vị nghiên cứu cho biết.
Tổng giám đốc một công ty bất động sản tại TP.HCM cho biết, hiện nay chưa có một báo cáo chính thức nào đủ khách quan và chính xác về số lượng người nước ngoài nói chung, và người Trung Quốc nói riêng sở hữu nhà ở Việt Nam.
“Hiện nay tình hình kinh tế Trung Quốc cũng có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã phần nào tác động đến lựa chọn đầu tư của người dân. Với một thị trường bất động sản còn nhiều tiềm năng, vị trí gần và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa thì Việt Nam là lựa chọn của nhiều nhà đầu tư đến từ Trung Quôc là điều dễ hiểu”, vị tổng giám đốc này cho biết.
…đến làm chủ dự án
Không chỉ sở hữu nhà, những năm gần đây, các nhà đầu tư Trung Quốc cũng thể hiện rõ tham vọng tại sân chơi bất động sản Việt Nam khi liên tục thâu tóm, làm chủ đầu tư nhiều dự án.
Gần đây nhất là hiện tượng Alpha King, một doanh nghiệp được giới thiệu đến từ Hong Kong. Dù mới xuất hiện, nhưng Alpha King đã gây tiếng vang trên thị trường khi công bố đầu tư và phát triển hàng loạt dự án nằm ở vị trí đắc địa trung tâm TP.HCM.
Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần phát triển bất động sản Alpha King được thành lập ngày 13/6/2012, với ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Công ty có trụ sở chính trên tại số 8 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM, người đại diện theo pháp luật là ông Chan Min Simon, Tổng giám đốc là ông Cheung Clarence Leonard. Các cổ đông chính là Alpha King Investment Limited (trụ sở tại Hồng Kông) giữ 93,3%, hai cá nhân người Hoa Li Yibin và Chiu Keung Kenneth mỗi người nắm 3,3%.
Hiện tại, Alpha King đang phát triển một loạt dự án như Alpha City là quần thể bao gồm ba hạng mục Alpha Hill (căn hộ cao cấp), Alpha Mall (trung tâm mua sắm) và Alpha Tower (cao ốc văn phòng). Dự án nằm ở khu đất vàng rộng hơn 8.000m2 góc Nguyễn Cư Trinh – Cống Quỳnh (quận 1, TPHCM).
Kế cận Alpha City là một dự án khác mang tên Alpha Hill cao 35 tầng đang được Alpha King xây dựng tại số 289 Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM)
Nổi bật hơn cả là dự án nằm góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Tôn Đức Thắng (quận 1, TP.HCM) mang tên The Centenial. Dự án này nằm trên một phần nền cũ của cảng Ba Son. Trước khi về tay Alpha King khu đất này thuộc về Tập đoàn Vingroup.
Ngoài những dự án trên, Alpha King cũng được “đồn đoán” có mối liên hệ mật thiết với đế chế bí ẩn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan và có liên quan đến hàng loạt dự án khác nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM như: SJC Tower, Saigon One Tower, Sài Gòn Mê Linh Tower…
Nếu như Alpha King được xem như “người mới” thì những cái tên như CT&D, Sunwah Group, Hong Kong Land đã có lịch sử khá dày dặn ở thị trường bất động sản Việt Nam.
CT&D có trụ sở chính ở Đài Loan, ở Việt Nam doanh nghiệp này được ví như là “cha đẻ” của khu đô thị Phú Mỹ Hưng (quận 7, TP.HCM). Cụ thể, Công ty Phú Mỹ Hưng được thành lập từ năm 1993 là liên doanh giữa tập đoàn CT&D và công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC), với tỉ lệ góp vốn tương ứng 70/30.
Có mặt ở Việt Nam từ năm 1975, Sunwah Group (Hong Kong) đến nay đã và đang phát triển nhiều dự án nổi bật như Sunwah Tower, Saigon Pearl (liên doanh), Sunwah Pearl…
Một tên tuổi quen mặt khác là Hong Kong Land cũng đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1990. Hiện nay, doanh nghiệp này đang hợp tác với SonKim Land phát triển nhiều dự án như Nassim, Sonkim Land Thủ Thiêm và Sonkim Land Village tại quận 2, TP.HCM. Bên cạnh đó, Hong Kong Land cũng đang hợp tác với Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII) phát triển dự án Thu Thiem River Park và Riverfront Residences.
Không chỉ tập trung ở TP.HCM, những nhà đầu tư có yếu tố Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh thâu tóm các dự án bất động sản ở các tỉnh thành lân cận.
-
Nhiều dự án lớn về tay nhà đầu tư Trung Quốc
CafeLand – Không phải tới lúc này các nhà đầu tư Trung Quốc mới bước vào thị trường bất động sản Việt Nam. Nếu như trước đây họ âm thầm đầu tư, thì nay trên thị trường bắt đầu xuất hiện những tên tuổi với những dự án lớn.
-
Những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào tại TP.HCM về đích năm 2024?
Trong năm 2024, nhiều dự án hạ tầng giao thông quan trọng tại TP.HCM hoàn thành đưa vào khai thác. Ân tượng nhất trong số này là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM phải mất 17 năm để hoàn thành kể từ ngày được phê...
-
Tin vui cho người dân tại TP.HCM
Trước thềm Tết Nguyên đán 2025, 4 cây cầu huyết mạch gồm Phước Long, Tăng Long, Tân Kỳ - Tân Quý, và Bà Hom đang trong giai đoạn nước rút để kịp thông xe, sẽ giúp giảm tải tình trạng ùn tắc giao thông tại các cửa ngõ thành phố. Đây là tin vui lớn cho...
-
Hiện trạng con đường dài 600m nhưng tốn hơn 1.000 tỷ đồng để mở rộng ở TP.HCM
Dự án nâng cấp mở rộng đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh) chỉ có chiều dài 600m nhưng sẽ tiêu tốn đến 1.067 tỉ đồng. Gần 1.000 tỉ trong tổng vốn đầu tư sẽ dùng để chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng....