Hình minh họa
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 7006/VPCP-CN ngày 18/10/2022 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Cụ thể, xét báo cáo của Bộ Giao thông vận tải về việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không Lai Châu theo phương thức đối tác công tư, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành có ý kiến như sau:
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chủ động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư Cảng hàng không Lai Châu.
Trước đó, Phó Thủ tướng cũng đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét kiến nghị của UBND tỉnh Lai Châu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Lai Châu, dự án xây dựng Cảng hàng không Lai Châu tại thị trấn Tân Uyên theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng cho phép tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện dự án.
Theo định hướng đến giai đoạn 2030, sân bay Lai Châu là sân bay dân dụng cấp 3C và sân bay quân sự cấp III; công suất 0,5 triệu hành khách/năm và diện tích sử dụng đất là 167 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 8.000 tỉ đồng.
Còn theo đề án điều chỉnh tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng, định hướng đến năm 2030, sân bay Lai Châu có công suất 500.000 hành khách/năm, diện tích đất dự kiến 117 ha, chi phí đầu tư theo quy hoạch ước khoảng 4.350 tỉ đồng.
-
Hai tỉnh Tây Bắc cùng xin xây sân bay theo hình thức PPP
UBDN hai tỉnh Lai Châu và Sơn La đề xuất Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng sân bay Lai Châu, sân bay Nà Sản theo phương thức đối tác công tư (PPP). Tổng mức đầu tư của hai dự án sân bay này dự kiến khoảng hơn 11.000 tỉ đồng.
-
Lai Châu trao quyết định chủ trương đầu tư cho 4 dự án hơn 5.000 tỷ đồng
Ngày 13/10, Lai Châu đã tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư 2024 với loạt dự án được ký kết, trao chủ trương quyết định đầu tư.
-
Một tỉnh miền núi phía Bắc vừa chấp thuận đầu tư khai thác 600.000 tấn đất hiếm/năm
Tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh này sớm xây dựng quy hoạch, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, trong đó có đất hiếm.
-
Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm vô cùng lớn với trữ lượng khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới. Đây là một trong những nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn, cần thiết cho nhiều ngành công nghiệp cao của Mỹ, châu Âu, ...