Tuyến đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép là thành phần thuộc các tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, Trảng Bom - Hòa Hưng và tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu đã được hoạch định với lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.

Hình minh họa

Trong công văn trình lên Văn phòng Chính Phủ, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) kiến nghị tham gia ý kiến về cơ chế đầu tư đường sắt Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép. Đây là đoạn tuyến thuộc các tuyến đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, Trảng Bom - Hòa Hưng (nhánh tuyến mới đường sắt Hà Nội – TP.HCM) và tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu đã được hoạch định với lộ trình nghiên cứu, đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt.

Các tuyến đường sắc này nằm trong trong danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 (dự kiến hình thức đầu tư PPP ).

Bộ GTVT đã tổ chức lập dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt, tuy nhiên, do một số khó khăn trong quá trình cân đối nguồn vốn đầu tư cũng như sửa đổi trong Quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt nên các dự án đang tạm dừng nghiên cứu.

Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT đã tiếp tục giao Ban Quản lý dự án Đường sắt lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu.

Đơn vị này đã lựa chọn nhà thầu tư vấn triển khai Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hoàn thành trong năm 2023, báo cáo cấp có thẩm quyền cuối năm 2024.

Đối với nội dung đề xuất của UBND tỉnh Bình Dương, Bộ GTVT ủng hộ chủ trương giao UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi tuyến đường sắt đoạn Bàu Bàng - Dĩ An.

Bộ GTVT sẽ tiếp tục cân đối nguồn lực giao các đơn vị nghiên cứu đoạn từ Dĩ An - Biên Hòa trong thời gian tới. Trường hợp UBND tỉnh Bình Dương huy động được nguồn lực theo phương án đề xuất, Bộ GTVT đề nghị tỉnh nghiên cứu phương án tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm đoạn từ Bàu Bàng- Dĩ An và đoạn nối từ Dĩ An- Biên Hòa.

Được biết, trước đó, UBND tỉnh Bình Dương đã làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và đề xuất tổ chức này cùng Chính phủ Nhật Bản quan tâm, hỗ trợ nguồn vốn ODA tổng vốn vay 543 tỉ Yên để triển khai 2 dự án: đường sắt đô thị số 1 Bình Dương nối tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM từ ga cuối Suối Tiên đến TP mới Bình Dương và tuyến đường sắt công nghiệp Bàu Bàng - Thị Vải - Cái Mép.

Bá Di
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.