Xi măng được ví von như là “bánh mì” của ngành xây dựng, là nguyên vật liệu quan trọng trong xây dựng công trình. Điều đó có nghĩa là khi đầu tư xây dựng tăng, đầu tư công tăng thì sản lượng tiêu thụ xi măng cũng tăng và ngược lại.
Sản lượng xi măng toàn cầu giảm mạnh
Bất động sản là lĩnh vực quan trọng, có vai trò thúc đẩy nền kinh tế và có liên hệ mật thiết tới nhiều ngành nghề lớn như du lịch, tài chính, đặt biệt là ngành xây dựng. Theo đó, sự sụt giảm chưa từng có trong ít nhất hai thập kỷ của ngành sản xuất xi măng Trung Quốc đã kéo sản lượng vật liệu xây dựng toàn cầu đi xuống.
Xi măng là một trong những vật liệu xây dựng chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc
Theo số liệu do Hiệp hội Xi măng Thế giới (WCA), sản lượng xi măng toàn cầu trong 6 tháng đầu năm 2022 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 1,9 tỷ tấn.
WCA cho biết, sự sụt giảm toàn cầu là do khối lượng xi măng sản xuất tại Trung Quốc giảm 15% xuống 977 triệu tấn. Như vậy, đây là sự sụt giảm sản lượng xi măng lớn nhất trong vòng hơn 20 năm qua của Trung Quốc.
Với việc sản lượng xi măng đi xuống, điều này chứng tỏ cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản tại Trung Quốc đang ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành công nghiệp khác vốn dựa lĩnh vực bất động sản để phát triển.
Cuộc khủng hoảng bất động sản và đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề
Trước đó, với sự bùng nổ xây dựng ở Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã được hưởng lợi nhờ bán xi măng cho các công trình lớn này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng bất động sản và đại dịch Covid-19 đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhóm ngành này.
Cụ thể, doanh số bán nhà tại Trung Quốc liên tục sụt giảm kể từ tháng 7 năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2022, doanh số bán nhà tại quốc qua này chỉ đạt 900 tỷ nhân dân tệ (khoảng 129 tỷ USD), thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước.
Các công trình xây dựng mới ở Trung Quốc đã giảm hơn 40% mỗi tháng kể từ tháng 4 năm nay
Cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản kéo giảm giá trị tài sản của người dân Trung Quốc, vốn thường đổ phần lớn tài sản vào các loại hình bất động sản. Việc người mua nhà từ chối thanh toán nợ, tâm lý bi quan sẽ gây suy giảm nhu cầu, kéo theo giảm giá, tạo ra một vòng xoáy nguy hiểm.
Bên cạnh ngành xi măng, các mặt hàng khác như quặng sắt để sản xuất thép cũng đã bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.
Từ cuối năm 2021, việc Trung Quốc siết thị trường bất động sản - lĩnh vực chiếm hơn một phần ba tiêu thụ thép của nước này đã khiến thanh khoản và doanh số bán hàng sụt giảm mạnh, nhiều người mua nhà từ chối trả các khoản vay thế chấp do bất bình với các dự án xây dựng bị đình trệ.
Ngành xi măng trong nước “hụt hơi”
Trong năm 2022, dù sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa dự báo tăng trở lại, nhưng do ảnh hưởng bởi “bão giá” than và xăng dầu, giá xi măng trong nước liên tục điều chỉnh tăng, gây áp lực lên lợi nhuận của các doanh nghiệp xi măng.
Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu xi măng lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 50% sản lượng xuất khẩu toàn ngành
Cùng với đó, nguồn cung xi măng năm nay tiếp tục duy trì ở mức cao, xuất khẩu tiếp tục là kênh tiêu thụ quan trọng, do vậy đây cũng là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp xi măng trong nước.
Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Mirae Asset nhận định, các doanh nghiệp xi măng của Việt Nam tiếp tục chịu áp lực từ thị trường xuất khẩu và suy giảm nhu cầu bất động sản.
Cụ thể, hơn 55% sản lượng tiêu thụ xi măng của Việt Nam phụ thuộc vào ngành bất động sản. Do đó, việc thị trường bất động sản gặp khó khăn sẽ gây áp lực mạnh lên sản lượng và lợi nhuận của các doanh nghiệp xi măng trong năm nay.
Mặc khác, dự báo xuất khẩu xi măng chịu áp lực lớn khi nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này tại Trung Quốc sụt giảm do dịch bệnh.
Hiện nay, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu xi măng lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 50% sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, việc Trung Quốc vẫn duy trì chính sách Zero-Covid, cùng với đó là thị trường bất động sản của nước này đang trong trạng thái suy giảm đã khiến sản lượng tiêu thụ xi măng tại đây giảm mạnh.
Theo số liệu Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), trong 8 tháng qua, cả nước đã tiêu thụ khoảng 65,33 triệu tấn xi măng, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 43,56 triệu tấn, tương đương cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, xuất khẩu xi măng trong giai đoạn chỉ ở mức 21,77 triệu tấn, giảm trên 23% so với cùng kỳ do các thị trường lớn là Trung Quốc và Philippines đều giảm nhập khẩu xi măng, clinker từ Việt Nam.
Tuy nhiên, sự sụt giảm xuất khẩu của ngành xi măng, clinker không phải là điều quá bất ngờ, mà đã được dự báo từ trước.
Dư cung lớn, kênh xuất khẩu xi măng ngày càng khó đã khiến các doanh nghiệp xi măng của Việt Nam quay sang tập trung nguồn lực chiếm thị phần trong nước.
Theo đó, các công ty xi măng chuyên xuất khẩu như Vissai Ninh Bình, Hoàng Mai, Xuân Trường, Thành Thắng… sẽ dồn lực vào thị trường trong nước và tạo ra áp lực lớn cho các công ty xi măng phụ thuộc chính vào thị trường nội địa như Xi măng Hà Tiên, Fico hay Holcim.
Theo VNCA, hàng tồn kho đang là nỗi lo lớn của không ít doanh nghiệp xi măng hiện nay và là thách thức lớn đối với ngành trong những tháng cuối năm 2022.
Mặc dù nguồn cung xi măng trong nước đang dư thừa, nhưng từ nay đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 3 dây chuyền xi măng với tổng công suất gần 10 triệu tấn/năm đi vào hoạt động, nâng tổng công suất toàn ngành lên tới 117 triệu tấn/năm.
Điều này sẽ khiến ngành xi măng ở trạng thái dư cung kéo dài nếu xuất khẩu tiếp tục khó khăn và thị trường nội địa không khởi sắc.
-
Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
Suy thoái dai dẳng và sâu sắc hơn của thị trường bất động sản Trung Quốc có thể tạo ra áp lực đối với đà tăng trưởng kinh tế của thế giới.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.