Mới đây, Tổng CTCP Thép Việt Nam - VNSteel (Mã TVN - UPCoM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022.
Trong kỳ, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 9.569 tỷ đồng, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, do giá vốn bán hàng trong giai đoạn này tăng cao ở mức hơn 9.406 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp mảng bán hàng sắt thép chỉ vỏn vẹn còn 162 tỷ đồng.
Ngành thép thêm “thê thảm” khi Tổng công ty thép Việt Nam bất ngờ báo lỗ 31 tỷ đồng trong quý 2/2022
Ngoài ra, do doanh thu tài chính giảm mạnh cùng chi phí bán hàng, chi phí quản lý trong gia đoạn này tăng nhanh. Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, Tổng CTCP Thép Việt Nam báo lỗ sau thuế 31 tỷ đồng, lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ cũng lỗ 45 tỷ đồng.
Lãnh đạo Tổng công ty thép Việt Nam cho biết, do chịu sự tác động của giá thép trên thị trường thế giới và trong nước giảm mạnh cùng với nhu cầu mặt hàng này suy yếu đã khiến các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt với việc giảm doanh thu và lợi nhuận.
Lũy kế 6 tháng đầu 2022, doanh thu của VNSteel tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 21.809 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi gộp giảm tới 64% còn 588 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cũng lao dốc tới 84% còn 164 tỷ đồng.
Năm 2022, VNSteel lên kế hoạch doanh thu đạt 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 500 tỷ đồng, lần lượt giảm 6,4% và 51,6% so với thực hiện 2021. Như vậy, với kết quả trên, doanh nghiệp này đã hoàn thành được 25,1% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm khó lòng thực hiện được trong tình cảnh thua lỗ tới 31 tỷ đồng ở quý 2.
Được biết, trong 6 tháng đầu năm, VNSteel đã bán ra thị trường hơn 744.200 tấn thép xây dựng, chiếm 11,3% thị phần toàn ngành, xếp sau ông lớn khác là Tập đoàn Hòa Phát.
Trong số các doanh nghiệp đã công bố kết quả sản xuất, kinh doanh quý 2/2022, Tổng công ty thép Việt Nam không phải là doanh nghiệp thép duy nhất ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc. Trong số này còn có những cái tên khác như là Hòa Phát, Gang thép Thái Nguyên, Thép SMC, Thép Mê Lin…
Với Hòa Phát, doanh nghiệp này cho biết lợi nhuận sau thuế quý 2 chỉ đạt 4.023 tỷ đồng, giảm gần 59% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức thấp nhất kể từ quý 3/2020.
Trên thị trường, nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm với mức giảm lên đến 310.000 đồng/tấn trong ngày 27/7 vừa qua. Như vậy, chỉ tính từ ngày 11/5 đến nay, giá thép trên thị trường giảm 11 lần liên tiếp. Hiện giá thép xây dựng mới nhất trên thị trường hiện nay dao động khoảng 15-16 triệu đồng/tấn.
-
Viễn cảnh khó khăn của ngành thép khi lợi nhuận giảm mạnh
Sau khi chứng kiến thị trường bùng nổ trong năm 2021, các doanh nghiệp thép đang bước vào giai đoạn "bên kia sườn dốc" của chu kỳ kinh doanh.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Một “ông lớn” ngành thép bất ngờ được dự báo lợi nhuận tăng tới 1.600% trong năm 2024
Năm 2024, doanh nghiệp này được dự báo lợi nhuận tăng cao tới 1.600% nhờ mức nền thấp năm ngoái, đạt mức 510 tỷ đồng.
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước có thể giành thêm thị phần nhờ vụ điều tra bán phá giá thép Trung Quốc
Năm 2025, MBS cho rằng thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong nước có thể cải thiện nhờ sự đóng góp của thuế. chống bán phá giá.