29/05/2013 8:59 PM
Các doanh nghiệp (DN) sản xuất và kinh doanh thép đang rất khó khăn cho đầu ra, vì bất động sản đóng băng. Để phát thoát khỏi cảnh đó chỉ bằng cách trông chờ gói kích cầu 30.000 tỷ đồng của nhà nước, tuy không nhiều nhưng hy vọng phần nào có thể thoát khỏi vũng lầy, mà ngành thép phải gánh chịu trong thời gian quá dài.

Ảnh minh hoạ

Ông Phạm Chí Cường- Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam- cho biết: Tháng 5 ngành thép chỉ tiêu thụ được khoảng 400 ngàn tấn, tương đương với tháng 4; lượng hàng tồn kho từ 320 đến 350 ngàn tấn, tồn dưới mức tiêu thụ trong tháng không đáng ngại, do thị trường tiêu thụ quá chậm nên các DN phải tự cân đối và chỉ sản xuất cầm chừng.

Do khó khăn về đầu ra nên DN thép không còn cách nào khác, ngoài việc giảm giá bán để cạnh tranh. Riêng trong tháng 5 có DN đã phải giảm giá bán tới 3 lần và chịu lỗ, nhưng có DN lại không giảm giá bán, do đó dễ dẫn tới nguy cơ cạnh tranh không làm mạnh.

Để tránh trường hợp đó diễn ra, Hiệp hội thép đã có công văn gửi các thành viên của hiệp hội để triệu tập và sẽ có buổi họp trong ngày gần nhất để thống nhất cơ bản về cách kinh doanh giữa các DN, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.

Hiện nay chi phí cho đầu vào sản xuất thép không giảm mà một số mặt hàng còn tăng giá, khiến cho giá thành sản xuất thép không giảm mà còn tăng. Do đó, hàng sản xuất ra bán không có lãi thì cũng phải bán bằng giá thành sản xuất, không nên bán lỗ, nếu bán lỗ thì DN khó tồn tại trong bối cảnh thị trường khó khăn kéo dài như hiện nay.

Cùng với đó, để đảm bảo cho sản xuất, tạo việc làm cho người lao động…, thì DN cần phải giảm chi phí một cách tối đa, không sản xuất tràn lan để tồn kho nhiều, vậy bài toán của DN là phải cân đối cung cầu hợp lý.

Khó khăn chung của ngành thép, nhưng trong đó có một số DN điển hình có thị trường xuất khẩu như: Tôn Hoa Sen, Công ty cổ phần thép Pomina… là DN hoạt động có truyền thống và là mặt hàng có thị trường xuất khẩu được nhiều thì vẫn có hiệu quả tốt.

Theo Hiệp hội Thép, sức ép cung- cầu không riêng gì Việt Nam, vì thế tình trạng dư thừa năng lực sản xuất nội địa là điều dễ xảy ra,. Tuy nhiên để tồn tại, DN cần cập nhật thông tin kịp thời, có sự chuẩn bị và phòng vệ cho chính sản phẩm của mình.

Kim Tuyến (Báo Công thương)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.