Tại Hội nghị giao ban trực tuyến sáng 3/10 tại Bộ Công Thương, ông Phạm Chí Cường cho biết,
Hiệp hội ống Thép của Mỹ
đã
gửi văn bản cảnh
b
áo
doanh nghiệp
Việt Nam bán phá giá mặt hàng thép ống xuất khẩu
. Do vậy, sắp tới sẽ là thời gian vô cùng khó khăn cho ngành thép khi phải đối mặt với nguy cơ bị kiện.
Theo
ông Cường, nguyên nhân dấn đến nguy cơ trên là do lượng thép xuất khẩu
của Việt Nam thời gian qua tăng nhanh, chủ yếu là mặt hàng thép cán
nguội, ống thép… Ngoài ra, giá thép xuất khẩu của Việt Nam cũng được
phía Mỹ đánh giá là tương đối thấp.
“ Khả năng Mỹ sẽ điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng thép ống xuất khẩu của Việt Nam do cho rằng , xuất khẩu thép ống của Việt Nam sang Mỹ đạt thị phần khá lớn và làm ảnh hưởng đến thép sản xuất trong nước của Mỹ. Vấn đề này cũng đã được phía Mỹ cảnh báo từ hai năm nay”, ông Cường khẳng định.
Các doanh nghiệp xuất khẩu thép thời gian qua đang trong giai đoạn hết sức khó khăn do lượng thép tồn đọng lớn. VSA cho biết, lượng thép tồn kho hiện đang ở mức cao, gần 500 nghìn tấn trong khi bình quân lượng tồn kho ở mức cho phép khoảng 250 nghìn tấn. Nhiều nhà máy thép chỉ vận hành 50-60% công suất, thậm chí phải ngừng sản xuất. Theo tính toán của VSA, mức lãi mà các doanh nghiệp thép phải trả đối với lượng hàng tồn kho này khoảng gần 150 tỷ đồng/tháng.
Tại
Hội nghị giao ban trực tuyến sáng nay, ông Cường thừa nhận, ngành thép
hiện đang rất ít kinh nghiệm và thấy lúng túng do đây là mặt hàng mới
xuất khẩu. Các doanh nghiệp thép đang rất cần sự giúp đỡ của Cục Quản lý
cạnh tranh (Bộ Công Thương). Hiện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cũng đã gửi thông báo cho Hiệp hội thép Việt Nam đề nghị Hiệp
hội chuẩn bị để đối phó trong trường hợp bị kiện.
Mặc
dù chia sẻ với hàng loạt những khó khăn mà ngành thép đang đối mặt
nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cũng cho rằng, trong nền
kinh tế thị trường thì việc bị kiện đối với các ngành hàng là khó tránh
khỏi. Do vậy, ngành thép cần phải chấp nhận luật chơi chung.
“Trước mắt, ngành thép cần phải chuẩn bị tinh thần và có những biện pháp dự phòng, đối phó với các tình huống có thể xảy ra. Sự can thiệp của Chính phủ đối với vấn đề này là rất hạn chế. Vậy nên, vai trò của Hiệp hội trong giai đoạn này là vô cùng cần thiết”, ông Quang nhấn mạnh.
-
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHNN có đang thiên vị?
-
Vì sao chưa công bố kết luận thanh tra đất rừng Sóc Sơn?
-
Di dời khẩn cấp người dân ở 2 chung cư có “cấp độ nguy hiểm cao nhất”
-
Quảng Nam: Quy hoạch Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang 120ha với cáp treo, khách sạn
-
Thực hư chuyện “về quê ăn Tết, khi lên chẳng thấy nhà đâu”