Lũy kế năm 2021, lợi nhuận trước thuế của TPB tăng trưởng mạnh 37,6% so với năm trước lên 6.038,2 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán: TPB) công bố kết quả kinh doanh quý 4 năm 2021 với lợi nhuận trước thuế tăng 20,5% so với năm trước lên 1.644,6 tỷ đồng.

Các động lực chính dẫn đến kết quả lợi nhuận tăng trưởng của TPBank bao gồm: (1) Thu nhập lãi ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng nhanh và NIM phục hồi; (2) Kiểm soát chi phí chặt chẽ; và (3) Những cải tiến về chất lượng tài sản.

Lũy kế năm 2021, lợi nhuận trước thuế của TPB tăng trưởng mạnh 37,6% so với năm trước lên 6.038,2 tỷ đồng

Tín dụng cuối quý 4 năm 2021 của TPB tăng trưởng mạnh ở mức 21,7% so với đầu năm. Cho vay khách hàng nhích mạnh 6,2% so với quý trước lên 141,2 nghìn tỷ (+17,7% so với đầu năm), trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng 37,3% so với quý trước lên 18,6 nghìn tỷ (+64,3% so với đầu năm).

Tiền gửi của khách hàng tăng nhanh 6,1% so với quý trước lên 139,6 nghìn tỷ (+20,4% so với đầu năm). Đáng chú ý là tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay ở mức 23,3%, so với 21,6% trong quý 3 năm 2021 và 19,4% cuối 2020. Nền tảng ngân hàng số và cơ sở khách hàng mở rộng được cho là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này.

Thu nhập ngoài lãi trong quý 4 năm 2021 của TPB giảm 32,5% so với năm trước xuống 800,8 tỷ, trong đó, thu nhập từ phí thuần tăng trở lại 36,9% so với quý trước lên 498,9 tỷ (+7,0% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh banca mạnh mẽ, đạt mức cao mới. Lãi ngoại hối khá lớn ở mức 260,8 tỷ so với mức lỗ trong quý 3 năm 2021 là 44,7 tỷ. TPB ghi nhận khoản lỗ 52,9 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư so với mức lãi trong quý 4 năm 2020 là 134,0 tỷ. Thu nhập khác đạt 103,1 tỷ đồng (-68,9% so với cùng kỳ năm trước). Tựu chung lại, tổng thu nhập hoạt động trong quý 4 năm 2021 đạt 3,611,1 tỷ (+10,3% so với cùng kỳ năm trước).

Nợ xấu cuối quý 4 năm 2021 của TPB (Nhóm 3-5) tiếp tục giảm đáng kể 16% so với quý trước xuống 1.157 tỷ (-18,6% so với cùng kỳ năm trước), tương ứng 0,82% tổng dư nợ.

Đáng khích lệ là nợ xấu cần chú ý (Nhóm 2) cũng giảm mạnh 39% so với cùng kỳ quý trước xuống 2.077 tỷ, tương đương 1,47% tổng số dư so với 2,56% trong quý 3 năm 2021 và 1,35% trong quý 4 năm 2021. Đáng chú ý, TPB đã tích cực xóa nợ xấu trong năm, nâng số dư xóa nợ năm 2021 lên 2.919,6 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng trong quý 4 năm 2021 của TPB dịu lại ở mức 599,6 tỷ (-7% so với năm trước) sau khi ngân hàng quyết liệt trích lập trong 9 tháng đầu năm, nâng chi phí dự phòng cả năm lên 2.908,5 tỷ (+37,6% so với cùng kỳ năm trước). Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cuối năm 2021 của TPB đã tăng lên mức cao mới ở mức 152,6% so với mức kỷ lục trước đó là 144,8% trong quý 2 năm 2021 và 134,2% vào cuối năm 2020.

  • MBS: TPBank muốn mua lại công ty tài chính Handico

    MBS: TPBank muốn mua lại công ty tài chính Handico

    Báo cáo ngành ngân hàng 2022 do Công ty chứng khoán MB (MBS) vừa phát hành nhận định, đại dịch Covid-19 làm thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) lắng xuống, nhưng các thương vụ M&A dự kiến sẽ nở rộ từ quý 4/2021, với sự tham gia của các tổ chức tài chính nước ngoài.

Trường Anh
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.