Ảnh minh họa.
Điển hình, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang dành 2.000 tỷ đồng cho vay mua, xây, sửa chữa bất động sản với lãi suất ưu đãi đến hết ngày 30/06/2015 hoặc khi đến hết hạn mức gói tín dụng. Theo đó, khách hàng có thể lựa chọn 3 mức lãi suất: 6,88%/năm, 7,99%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc lãi suất 8,99%/năm trong 24 tháng đầu tiên. Hạn mức vay tối đa 100% nhu cầu vốn, thời hạn vay lên đến 20 năm.
Ngân hàng Ngân hàng Quốc Tế (VIB) cũng bơm hàng nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi lãi suất. Trong đó có gói vay lãi suất 7,9%/năm trong 12 tháng đầu dành cho các khoản vay mới có thời hạn từ 24 tháng trở lên. Bên cạnh đó là gói cho vay lãi suất từ 8,49%/năm trong 6 tháng đầu cho các khoản vay mới có thời hạn không quá 12 tháng.
Ngoài ra, nhà băng này cũng dành 3.000 tỷ đồng để cho vay lãi suất ưu đãi 0,68% một tháng trong 30 tháng đầu khi vay từ 5 năm trở lên. Sau thời gian vay, lãi suất được tính với biên độ lãi suất được công bố và cố định ngay từ đầu.
Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) lãi suất dành cho khách hàng có nhu cầu vay mua ô tô, vay mua nhà hoặc vay sản xuất kinh doanh đã được điều chỉnh về mức 6%.
Cụ thể, khách hàng cá nhân khi tham gia chương trình ưu đãi “Vay nhanh - lãi thấp” dành cho bộ 3 sản phẩm: Vay mua ô tô, vay mua nhà hoặc vay hộ kinh doanh tại NCB từ nay đến hết 30/6/2015 sẽ được linh hoạt lựa chọn mức lãi suất ưu đãi đặc biệt chỉ từ 6%/năm cho 3 tháng đầu tiên hoặc 9%/năm cho 12 tháng.
Khách hàng tham gia chương trình còn được miễn 100% phí trả nợ trước hạn, đăng ký khoản vay ưu đãi lên tới 12 tháng và tham gia chương trình “Tích điểm - nhận quà”.
Một nhà băng khác là Ngân hàng Phương Đông (OCB) cũng nhanh tay tung gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất từ 6%/năm dành cho cá nhân, hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn rẻ phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng.
Phó Tổng giám đốc OCB, ông Trương Đình Long cho biết, hiện nay với sự vào cuộc của các ngân hàng thương, công ty tài chính trong phân khúc cho vay cá nhân khiến thị trường trở nên sôi động và cạnh tranh khốc liệt.
Trong một cuộc chơi có sự cạnh tranh thì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn khi nhiều ngân hàng tham gia tài trợ vốn. Vì thế, về lãi suất, hiện không chỉ với ngân hàng thương mại nhà nước mà ngay bản thân OCB cũng phải cạnh tranh để có thể thu hút được khách hàng vay.
“Tôi nhận thấy khách hàng có nhu cầu vay tiền không chỉ nhìn vào lãi suất mà họ tìm hiểu rất kỹ các thông tin kinh tế vĩ mô. Họ cho rằng trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát thấp nên lãi suất sẽ có xu hướng giảm và chọn điều chỉnh lãi suất theo thị trường ở những năm tiếp theo là hợp lý”, ông Long cho biết thêm.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm mới đạt 0,68%. Hiện nay, dù nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng nhu cầu vay tiêu dùng đầu tư vẫn ở mức khá thấp. Do đó, hầu hết các ngân hàng phải lao vào cuộc đua tìm kiếm khách hàng. Theo đó, lãi suất có khả năng tiếp tục giảm và người vay được lợi.
-
NHNN hạ lãi suất khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội về 4,7%/năm
Ngày 18/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở....
-
Chính thức giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở từ ngày 01/01/2025
Đây là chính sách mới được quy định tại Quyết định 2690/QĐ-NHNN ngày 18/12/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
-
Giới đầu tư nghi Fed sẽ không giảm lãi suất vào tháng 12
Các dữ liệu kinh tế và lạm phát mạnh mẽ đang làm dấy lên cuộc tranh luận giữa các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất, trong khi thị trường tiếp tục hạ thấp kỳ vọng về việc cắt giảm lãi su...