Ảnh minh hoạ.
NHNN bơm ròng tuần thứ 3 liên tiếp
Trong tuần từ 7-11/11/2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục có một tuần bơm ròng trên thị trường mở.
Cụ thể, thông qua loại hình mua kỳ hạn, NHNN bơm 23.029 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, lãi suất 6%); trong khi không có lượng đáo hạn nào. Trong khi đó, NHNN không phát hành mới tín phiếu trong khi 20.000 tỷ đồng tín phiếu phát hành trong tuần trước đáo hạn.
Thông qua cả 2 loại hình mua kỳ hạn và bán hẳn, NHNN đã bơm ròng tổng cộng 43.028 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Lượng tín phiếu đang lưu hành vào cuối tuần đã về 0 sau 4 tuần.
Nguồn: NHNN, Biểu đồ: BVSC
Lãi suất liên ngân hàng có diễn biến trái chiều
Từ ngày 3/11 đến 10/11/2022, lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần có chung diễn biến giảm mạnh, lần lượt ở mức 2,05% và 1,59%, về mức 4,88% và 5,56%/năm. Trong khi đó, LSLNH kỳ hạn 2 tuần tăng nhẹ 0,02% lên mức 7%/năm.
Theo tổng hợp mới đây của BVSC, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (mẫu theo dõi của BVSC) trung bình trong tháng 11 tiếp tục tăng thêm 85 bps (điểm cơ bản) so với tháng 10, lên mức 7,57%. LSHĐ 12 tháng đã tăng 180 bps so với cùng kỳ và 175 bps so với cuối năm 2021.
Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng trung bình đạt 6,99% tăng mạnh 97 bps so với mức trung bình của tháng 10; 203 bps so với cùng kỳ và 199 bps so với cuối năm 2021. Mức LSHĐ hiện tại đã cao hơn mặt bằng lãi suất trước dịch Covid-10.
Sau quyết định nâng một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất các kỳ hạn ngắn lần thứ 2 của NHNN từ cuối tháng 9, rất nhiều NHTM đã tiếp tục thực hiện nâng lãi suất huy động.
Trong khi đó, theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tới cuối tháng 10 ghi nhận ở mức 11,5% so với cuối năm 2021, nếu giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% cho cả năm 2022, sẽ vẫn còn khoảng 2,5% hạn mức tín dụng sẽ được cấp cho các ngân hàng thương mại trong 2 tháng còn lại của năm 2022.
Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM có chung diễn biến giảm
Trong tuần qua, tỷ giá trung tâm giảm trở lại 10 đồng từ mức 23.693 VND/USD xuống còn 23.683 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM kết thúc tuần giảm 44 đồng, từ mức 24.865 VND/USD về mức 24.821 VND/USD. Đây là tuần đầu tiên kể từ tháng 8 tỷ giá giao dịch tạy NHTM có diễn biến giảm.
Dù vậy, ở thời điểm hiện tại, đồng VND đã mất giá 8,74% YTD so với đồng USD. Trong tuần qua, NHNN đã thực hiện giảm giá bán USD, từ mức 24.870 xuống còn 24.860 VND/USD.
Đây là lần đầu tiên NHNN thực hiện giảm giá bán trong năm 2022, sau 6 lần nâng giá. Quyết định này của NHNN diễn ra trong bối cảnh chỉ số DXY đã có tuần mất điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2020 tới nay và kỳ vọng Fed sẽ giảm dần tốc độ tăng lãi suất từ cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 12 sắp tới đây.
Trong thời gian vừa qua, Fed đã thực hiện 6 lần nâng lãi suất điều hành (fed funds rate), trong đó bao gồm 4 lần nâng ở mức rất mạnh tay – 75 bps, đưa lãi suất điều hành lên mức 3,75-4% từ đầu tháng 11 vừa qua. Diễn biến này đã khiến đồng USD tăng giá rất mạnh, có thời điểm lên giá trên 19% YTD, qua đó khiến nhiều đồng tiền khác mất giá, trong đó bao gồm đồng VND.
Trong năm 2022, NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm can thiệp ngoại tệ (bán USD), nâng lãi suất, giúp cho đồng VND là một trong số những đồng tiền mất giá ít nhất trong năm 2022 này.
-
Một ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi lên mức khó tin… 11%/năm
Thông tin cập nhật từ ngày 26/10/2022, Ngân hàng Nam Á (Nam Á Bank) chính thức áp dụng mức lãi suất mới cho sản phẩm tiền gửi Happy Future.
-
IMF: Thuế quan của ông Trump sẽ đẩy lãi suất toàn cầu lên cao
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva, vừa đưa ra cảnh báo rằng các mối đe dọa về thuế quan từ Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khiến chi phí vay dài hạn trên toàn cầu tăng cao....
-
Chuyên gia tài chính: “Nếu bạn đặt tiền đúng nơi, năm 2025 sẽ là một năm thuận lợi cho người tiết kiệm”
Sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra dự báo giảm tốc độ hạ lãi suất trong năm 2025...
-
Vì sao Trung Quốc tránh giảm nhanh lãi suất?
Trung Quốc tránh cắt giảm lãi suất quá nhanh, đồng thời hút về lượng tiền mặt lớn nhất kể từ năm 2014 thông qua một công cụ chính sách.