Ngân hàng được xem là một lĩnh vực rất nhạy cảm. Sự đổ vỡ của một ngân hàng có thể lan truyền và khiến cả hệ thống đổ vỡ như hiệu ứng domino. Vì vậy, ở nước ta quan niệm ngân hàng không thể phá sản vẫn tồn tại. Tuy nhiên, trên thế giới đã có rất nhiều ngân hàng bị phá sản. Hơn nữa, về mặt lý thuyết sự phá sản ngân hàng đôi lúc cũng cần thiết để tạo ra hiệu ứng “phá hủy sáng tạo” (creative destruction) để tái cấu trúc hệ thống tài chính.

Hình minh họa
Đã có hành lang pháp lý
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua một giai đoạn rất khó khăn và đứng trước nguy cơ sụp đổ. Tuy vậy, cho đến nay chưa có một ngân hàng nào thực sự phá sản. Một số ngân hàng yếu kém đã bị buộc phải tái cơ cấu, một số khác thì tái cơ cấu bằng cách “tự nguyện” sáp nhập với ngân hàng khác. Hiện nay, hệ thống ngân hàng được xem là tương đối ổn định và thanh khoản được cải thiện, một phần nợ xấu không còn xuất hiện trên bảng cân đối kế toán ngân hàng bởi việc tái cơ cấu hoặc bán lại cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Thời gian gần đây vấn đề phá sản ngân hàng lại được dư luận đặc biệt quan tâm bởi dự thảo Luật Phá sản sửa đổi đang được lấy ý kiến. Dự thảo Luật Phá sản lần này xem tổ chức tín dụng (TCTD) cũng có thể phá sản như một doanh nghiệp bình thường. Trước đó, Luật Phá sản 2004 lại không áp dụng đối với ngân hàng và các doanh nghiệp đặc biệt khác mà giao cho Chính phủ quy định cụ thể.
Hiện nay, các quy định về việc phá sản của TCTD đã có trong Nghị định 05/2010/NĐ-CP. Nghị định này gồm 8 chương, 45 điều quy định khá chi tiết, từ điều kiện mở thủ tục phá sản cho đến việc xử lý tài sản ngân hàng. Cùng với đó, Luật các tổ chức tín dụng 2010 cũng có đề cập đến vấn đề phá sản của các TCTD.
Trên thực tế, những rủi ro từ việc phá sản TCTD cũng đã được Ngân hàng Nhà nước tính tới và thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Thậm chí có hẳn một Luật Bảo hiểm tiền gửi quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức của cơ quan này và cơ chế đền bù nhằm “bảo hiểm” cho người gửi tiền khi TCTD bị phá sản. Hiện nay, các TCTD buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi tại cơ quan này để bảo hiểm rủi ro cho người gửi tiền trong trường hợp TCTD bị phá sản.
Ngân hàng cần được phá sản
Trên thế giới việc phá sản của ngân hàng như các doanh nghiệp bình thường khác là một điều cần thiết để nền kinh tế thị trường vận hành đúng quy luật của nó. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 được khởi động từ việc phá sản ngân hàng lớn ở Mỹ và để lại hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu. Chắc chắn các nhà làm chính sách ở Mỹ dự đoán được phần nào hậu quả này, nhưng họ phải chấp nhận như là một quy luật tất yếu của nền kinh tế. Hơn nữa nó cũng có thể là điều rất cần thiết cho sự phát triển trong tương lai.
Tại Việt Nam, phá sản ngân hàng là việc rất hệ trọng bởi Việt Nam thiếu kinh nghiệm trong việc xử lý vấn đề phá sản ngân hàng. Bên cạnh đó, với một nền kinh tế non trẻ, một hệ thống ngân hàng yếu kém thì sự đổ vỡ của một mắt xích có thể gây ra sụp đổ cả hệ thống. Có lẽ từ thực tế này mà Ngân hàng Nhà nước chủ trương “không để cho ngân hàng nào phá sản”. Tuy nhiên, chủ trương này có thể phù hợp trong một hoàn cảnh nhất định hoặc nhằm trấn an tâm lý người dân, chứ về dài hạn hoàn toàn không phù hợp.
Lâu nay một tâm lý ỷ lại đã tồn tại và bám rễ rất chắc trong cả giới kinh doanh ngân hàng lẫn người dân. Thực tế, trong thời gian qua nhiều ngân hàng đã tăng trưởng bằng mọi giá và cho vay, đầu tư đầy rủi ro do họ cho rằng mình không thể phá sản.
Trong khi đó, người gửi tiền cũng không thực sự quan tâm đến rủi ro của ngân hàng. Họ mang tiền đến gửi ở những ngân hàng có lãi suất cao mà không quan tâm nhiều đến “sức khỏe” của ngân hàng đó. Hệ quả là gây ra tình trạng xáo trộn và cạnh tranh thiếu lành mạnh trong hệ thống ngân hàng. Việc một số ngân hàng, doanh nghiệp và người dân bị bà Huyền Như chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng một phần xuất phát từ nguyên nhân này. Nếu họ cẩn trọng hơn, quan tâm đến rủi ro hơn thì những nạn nhân này có lẽ không mạo hiểm với hàng trăm tỉ đồng của mình như vậy.
Một khi hành lang pháp lý đã có và đang dần hoàn thiện, thì quy luật thị trường cũng cần được tôn trọng.
Hồ Bá Tình (Thời báo Kinh tế Sài Gòn)
VIP

Nhà Gò Vấp giá rẻ Trần Bình Trọng căn góc 3 tầng BTCT
4 tỷ 400 triệu- 50m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

KING HILL RESIDENCES – CĂN GÓC SIÊU ĐẸP – CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ TẠI BẾN LỨC LONG AN
2 tỷ 998 triệu- 100m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0396627***
VIP

TÒA NHÀ VP 5,900 M2- GÓC 2 MẶT TIỀN HAI BÀ TRƯNG- NGANG 30M- 3 HẦM+16 TẦNG- 2 TỶ
2 tỷ - 5900m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP

K.SẠN 65P- MẶT TIỀN KHU BẾN THÀNH,Q1- DT: 8.5X25- 1 HẦM+11 TẦNG- GIÁ: 1,3 TỶ/TH
1 tỷ 300 triệu- 260m2
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0917915***
VIP

Cần bán rẻ nhà phố 1 trệt 3 lầu Cách Mạng Tháng Tám Quận 3 TP.HCM
6 tỷ - 40m2
Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0817409***
VIP

BÁN NHÀ NHỐ HXH –P.3, GÒ VẤP – SETUP SẴN, CHỈ CẦN DỌN VÀO Ở NGAY
Thương lượng- 360m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0909741***
VIP

HIẾM-BÁN NHÀ LỚN GIÁ RẺ-NGAY KHU K300-GA METRO-101M2-4 TẦNG-PHƯỜNG 13-TÂN BÌNH
13 tỷ 800 triệu- 101m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0931481***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.