Việc những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự không có đủ tiền, trong khi vay vốn mua nhà khó khăn hiện được cho là một nguyên nhân khiến thị trường bất động sản có lượng nhà ở tồn đọng lớn như hiện nay. Do đó, dự thảo Thông tư hướng dẫn việc thực hiện cho vay hỗ trợ mua nhà theo Nghị quyết 02 của Ngân hàng Nhà nước được nhiều người chờ đợi. Bởi dự thảo Thông tư đã quy định về chương trình cho vay thuê mua nhà ở với lãi suất 6% trong 3 năm đầu. Những năm tiếp theo sẽ quy định lại lãi suất nhưng vẫn phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Thời hạn cho vay được kéo dài trong 10 năm. Tuy nhiên, bên cạnh tâm lý chờ đợi gói tín dụng này, nhiều người có nhu cầu mua nhà ở xã hội cũng băn khoăn về việc điều chỉnh lãi suất cho vay khi chỉ số lạm phát biến đổi.
Nguồn: vietbao.vn
Dự thảo Thông tư cũng quy định sẽ có 5 ngân hàng thương mại Nhà nước (bao gồm cả ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà nước chi phối): Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam thực hiện gói cho vay hỗ trợ người mua nhà ở xã hội. Theo đại diện Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, gói vay này số tiền không thật lớn nên không cần phải triển khai trên diện rộng, đồng thời với lãi suất tái cấp vốn là 4,5%/năm, tức thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với lãi suất cho vay thì các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ khó bù chi phí.
Nếu so với thị trường bất động sản đang hết sức trầm lắng vì thiếu vốn và thiếu thanh khoản, con số 30.000 tỷ đồng chưa phải là lớn. Thế nhưng nếu sử dụng hợp lý nguồn vốn này thì sẽ là một yếu tố tác động tích cực đến thị trường bất động sản, tăng khả năng thanh khoản cho thị trường này. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng, trong điều kiện thị trường bất động sản khó khăn, gói tín dụng 30.000 tỷ đồng tuy nhỏ nhưng có tác dụng kích cầu, tăng tiêu dùng, từ đó tăng sản xuất nói chung và tạo sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Như vậy, một phần dòng vốn dành cho người có nhu cầu mua nhà ở xã hội đã được khơi thông với các đối tượng là người thu nhập thấp, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang. Song, khả năng tiếp cận nguồn vốn để mua nhà với người dân nói chung là một dấu hỏi. Các yêu cầu về chứng minh tài sản thế chấp cũng như nguồn thu nhập của người vay thường được các ngân hàng đề ra cao hơn so với khả năng thực tế của người mua nhà. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, nên có một sự kết nối giữa ngân hàng với chủ đầu tư để người mua nhà có thể dùng chính căn nhà mình định mua làm tài sản thế chấp vay tiền ngân hàng. Có như vậy thì thanh khoản của thị trường bất động sản mới được cải thiện.
-
Cấp sổ đỏ qua mạng để giảm phiền hà
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TM&MT Hà Nội cho biết, việc triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến cho một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có việc cấp sổ đỏ qua mạng vừa giảm sự phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, vừa công khai minh bạch để giám sát cán bộ thụ lý hồ sơ. <br/br>
-
Hà Nội cấp “sổ đỏ” cho người nước ngoài: Èo uột do đâu?
Từ ngày 4/5, Quyết định số 13 của UBND TP Hà Nội có hiệu lực, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân người nước ngoài khi mua căn hộ, nhà, đất trên địa bàn thành phố sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà. Với quyết định này, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước cấp sổ đỏ cho Việt kiều và người nước ngoài. <br/br>
-
Đo lường khả năng "phá băng" của thị trường địa ốc
Triển vọng thị trường bất động sản những tháng cuối năm 2013 là chủ đề của buổi Tọa đàm do Báo Đầu tư tổ chức vào ngày mai, thứ Năm (9/5/2013) tại trụ sở 47 Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội. <br/br>