14/10/2023 8:09 AM
Năm 2023 chứng kiến nhiều biến động trong hoạt động kinh doanh của các doanh nhân hàng đầu Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Mặc dù chỉ bán được 24.000 xe trong năm 2022, VinFast trong tháng 8/2023 đã có thời điểm tăng vọt lên hàng ngũ những nhà sản xuất ô tô giá trị nhất thế giới – vượt xa các đối thủ như Volkswagen, Ford và General Motors, vốn có doanh số lên tới hàng triệu chiếc.

VinFast đã có màn ra mắt cổ phiếu VFS ấn tượng trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ vào ngày 15/10, với giá cổ phiếu tăng hơn 200%. Giá cổ phiếu tăng vọt đã mang đến một vận may bất ngờ cho cổ đông lớn của công ty, ông Phạm Nhật Vượng, nâng giá trị tài sản ròng của ông từ 5,3 tỷ USD lên con số khổng lồ 44,3 tỷ USD - mức tăng khổng lồ 39 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Ông Phạm Nhật Vượng.

VinFast chỉ là một phần trong đế chế kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng. Ông là người sáng lập Tập đoàn Vingroup, một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam. Năm ngoái, Vingroup báo doanh thu đạt 130,5 nghìn tỷ đồng (8,3 tỷ USD) và lợi nhuận sau thuế 2 nghìn tỷ đồng. Đây là công ty sử dụng lao động tư nhân lớn nhất Việt Nam với 51.200 nhân viên với sự hậu thuẫn của các nhà đầu tư quốc tế bao gồm quỹ GIC của Chính phủ Singapore và Tập đoàn SK của Hàn Quốc.

Tầm nhìn của Vượng còn vượt xa cả thành công cá nhân. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2019 với Tuổi Trẻ, ông bày tỏ mong muốn mãnh liệt được đưa Việt Nam lên tầm doanh nghiệp toàn cầu, sánh ngang với những gã khổng lồ trong ngành như Huyndai, Toyota, Microsoft và Apple. “Mỹ có Microsoft và Apple”, ông Vượng nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2019. “Tại sao Việt Nam không có thứ gì tương tự?”, ông Vượng đặt câu hỏi.

“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tạo ra một thương hiệu quốc tế”, ông Vượng nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi vào năm 2019.

Sự kiện rung chuông trên sàn Nasdaq và niêm yết trên thị trường vốn hàng đầu thế giới đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong quá trình mở rộng toàn cầu của VinFast. Ngoài việc nâng cao cơ hội phát triển, thời điểm mang tính bước ngoặt này còn mở đường cho các thương hiệu Việt nâng tầm ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu.

Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup cũng liên tiếp các động thái “tiếp sức” cho sự phát triển mạnh mẽ của VinFast. Ngày 11/10/2023, ông Vượng công bố tặng toàn bộ 99,8% cổ phần cá nhân trong Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES cho VinFast. Ngoài 1 tỷ USD tài trợ không hoàn lại đã công bố trước đó, với việc tặng thêm công ty pin VinES trị giá 6.500 tỷ đồng cho VinFast, tổng số tiền cá nhân mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố tài trợ không hoàn lại cho VinFast đã lên tới 31.100 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan

Theo bảng xếp hạng tỷ phú toàn cầu của Tạp chí Forbes (Mỹ), ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan hiện đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,1 tỷ USD, tính tới ngày 13/10/2023.

Năm 2023, tập đoàn bán lẻ Masan của ông Quang liên tiếp nhận tin mừng được nhà đầu tư ngoại rót vốn lớn.

Trong bối cảnh dòng vốn toàn cầu gặp khó khăn, ngày 2/10/2023, Masan công bố thông tin, Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân hàng đầu thế giới với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD đã đồng ý đầu tư ít nhất 200 triệu USD bằng vốn cổ phần vào Masan Group với giá trị mỗi cổ phần là 85.000 đồng. Số tiền thu được từ giao dịch này sẽ được dùng để nâng cao vị thế tài chính và tối ưu hóa bảng cân đối kế toán của Masan.

Ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Tập đoàn Masan.

Masan cho biết, các nhà đầu tư khác đang mong muốn đàm phán với Masan và tùy theo nhu cầu sử dụng vốn của Công ty cũng như điều kiện thị trường, Masan có thể tăng mức đầu tư lên đến 500 triệu USD.

Trước đó, vào tháng 3, Masan đã công bố hoàn tất chuỗi sự kiện giới thiệu cơ hội đầu tư vào gói tín dụng hợp vốn lên đến 650 triệu USD, tương đương hơn 15.000 tỷ đồng. Gói tín dụng được bảo lãnh phát hành, thu hút sự tham gia của các bên cho vay chính và Quản lý sổ đăng ký đầu tư gồm ngân hàng BNP Paribas, Credit Suisse, HSBC, Standard Chartered và Ngân hàng United Overseas.

Cùng với khoản vay hợp vốn được đăng ký vượt mức trị giá 600 triệu USD vào quý 4/2022, Masan có khả năng huy động gói tín dụng xấp xỉ 1,25 tỷ USD chỉ trong

Masan là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam với danh mục sản phẩm đa dạng gồm gia vị, mỳ ăn liền, nước tăng lực, thịt chế biến và cả một hệ thống mạng lưới bán lẻ đang không ngừng mở rộng. Masan đang sở hữu hơn 3.500 điểm bán trải dài khắp cả nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.

Ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch Novaland

Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland của ông Bùi Thành Nhơn Novaland từng nhiều năm liền là á quân trong danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản lớn nhất hằng năm. Dù vậy, Novaland đã và đang trải qua khoảng thời gian nhiều biến động. Liên tiếp các thông tin liên quan đến giãn nợ trái phiếu được tập đoàn công bố.

Ông Bùi Thành Nhơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland.

Hồi tháng 8/2023, sau khi công bố khoản lỗ kỷ lục nửa đầu năm 2023, Novaland từng chia sẻ sẽ lãi trở lại từ quý 3 với 310 tỷ đồng.

Trong quý 4/2022 và nửa đầu năm 2023, Novaland đã giải quyết rất nhiều vấn đề như hoãn nợ, bán tài sản, chuyển nợ thành cổ phần; phối hợp với những tổ chức tư vấn quốc tế, các chuyên gia hàng đầu để tái cấu trúc, kiểm soát dòng tiền.

Quý 3/2023 là quý được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt đánh dấu sự hồi phục của doanh nghiệp bất động sản này. Sau khi công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với mức doanh thu tăng 72% xuất phát từ sự cải thiện trong việc bàn giao bất động sản so với quý 1/2023, Novaland đã lên kế hoạch lãi trở lại từ quý 3 với 310 tỷ đồng và dự lợi nhuận quý 4 sẽ tiếp tục được nâng lên mức 515 tỷ đồng.

Sự kỳ vọng về bức tranh kinh doanh tươi sáng hơn xuất phát từ việc các dự án trọng điểm đã lần lượt được tái khởi động trong quý 2 như The Grand Manhattan, Victoria Village cùng các đại đô thị NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram, Aqua City dưới sự hỗ trợ của TPBank, ngân hàng MBBank…. Cùng với đó là các khoản trái phiếu được lùi ngày đáo hạn và các khoản nợ cũng vơi dần.

Novaland (NVL) thực hiện khá nhiều dự án lớn mang yếu tố trọng điểm quãng thời gian qua nên việc dồn dập huy động dòng tiền từ các kênh trái phiếu, ngân hàng là điều tất yếu. Nhưng trong sự vội vàng ấy, không may nhiều dự án của Novaland đã bị vướng mắc ở khâu thủ tục pháp lý khiến thời gian thực hiện phải kéo dài.

Dù vậy, gần đây loạt dự án lớn dần được gỡ vướng, nổi bật là dự án mang tính sống còn Aqua City với 43 bất động sản đã được chấp thuận đưa vào kinh doanh.

Chủ tịch Novaland chia sẻ, 2022 là một năm giông tố, để lại những tổn thất nặng nề và những bài học quý giá cho tập đoàn. Trong cơn khủng hoảng, không có tiền hoạt động, tiền vốn và tiền bán hàng bị ngân hàng siết chặt, Novaland đã chấp nhận mọi sự mất mát, khó khăn trở ngại, cam kết nỗ lực hành động bù đắp cho khách hàng, cổ đông.

Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn cũng đã cam kết bù đắp tổn hại cho khách hàng, nhà đầu tư, đối tác và cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ hồi phục trong quý 3/2023.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.