Tại ĐHCĐ thường niên 2016 của BIDV, nhiều vấn đề quan trọng đã được thông qua
Ngày 24/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016. Tại đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được cổ đông nhất trí thông qua.
Kết thúc năm 2015, nguồn vốn huy động BIDV đạt 790.580 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm trước, cao hơn mục tiêu đã được ĐHCĐ giao. Dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 806.000 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% so với cuối năm trước. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,68%. Lợi nhuận trước thuế đạt 7.949 tỷ đồng (nếu tính phần lỗ lũy kế của MHB tại thời điểm sáp nhập là âm 476 tỷ đồng thì lợi nhuận còn 7.473 tỷ đồng).
Năm nay, ngân hàng đặt mục tiêu vốn huy động tăng trưởng 21 - 22%, dư nợ tín dụng tăng trưởng 18%, lợi nhuận trước thuế đạt 7.900 tỷ đồng, giảm so với kết quả thực hiện năm 2015.
Đáng chú ý, với hơn 6.105 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, ngân hàng trích 5% quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 10% cho dự phòng tài chính. Lợi nhuận còn lại là 3.284 tỷ đồng và ngân hàng dự kiến dành hơn 2.905 tỷ để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông (tỷ lệ 8,5%). Tuy nhiên, mức tỷ lệ này thấp hơn so với mức cam kết không dưới 9% đã được thông qua từ ĐHCĐ năm 2015.
Chia cổ tức thấp hơn kế hoạch và trả bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt cũng đã được cổ đông chất vấn tại đại hội. Trả lời vấn đề này, đại diện BIDV cho biết, việc thực hiện chia cổ tức còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Sau khi sáp nhập với ngân hàng MHB, số lượng cp BIDV tăng lên đồng nghĩa số lượng cổ phiếu chia cổ tức tăng lên nên sẽ khó giữ được mức cổ tức như ban đầu.
Bên cạnh đó, khoản dư nợ BIDV cho vay tại Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng được nhiều cổ đông đặt câu hỏi tại đại hội. Tuy nhiên, theo Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà, Hoàng Anh Gia Lai là đối tác có lịch sử tín dụng sòng phẳng, tài sản đảm bảo vượt 1,8 lần dư nợ 10.500 tỷ đồng nên không chỉ BIDV, 9 ngân hàng khác đều đang cùng hỗ trợ doanh nghiệp này tái cơ cấu. Ông Hà cũng cho rằng, phải có trách nhiệm vun đắp bình ổn thị trường, những khó khăn hiện nay của Hoàng Anh Gia Lai không nên “bới móc” ra.
Được biết, ngoài BIDV là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai, một số ngân hàng khác cũng có mức dư nợ cho vay lớn tại doanh nghiệp này như Eximbank, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Liên doanh Lào Việt, Sacombank, VPbank…
Do kết quả kinh doanh chưa thuận lợi, Hoàng Anh Gia Lai đang gặp khó khăn về tài chính. Tính đến ngày 31/12/2015, Hoàng Anh Gia Lai có tổng số nợ vay lên tới hơn 27.099 tỷ đồng, tăng lên 50% so với năm 2014.
-
Cử đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại BIDV
CafeLand - Ông Đặng Xuân Sinh, thành viên Hội đồng quản trị BIDV vừa được Ngân hàng Nhà nước cử làm người đại diện 30% vốn góp tại ngân hàng này.
-
Chủ tịch BIDV: Giá dầu giảm, KKT Nhơn Hội nên chuyển hướng sang đô thị biển
Trước tình hình giá dầu thế giới diễn biến tiêu cực, tỉnh Bình Định cần sớm nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cụm công nghiệp lọc hóa dầu cũng như KKT Nhơn Hội theo hướng phát triển Khu đô thị biển, trung tâm dịch vụ - tài chính ngân hàng - du lịch toàn khu vực.
-
Sau kiểm toán, lợi nhuận của BIDV ra sao?
CafeLand - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2015. Theo đó, lợi nhuận của ngân hàng đạt 7.949 tỷ, tăng hơn 900 tỷ đồng so với con số đưa ra đầu năm nay.
-
Vụ dừng cho vay mua nhà: BIDV nói gì?
CafeLand – BIDV không dừng việc cho vay nhu cầu nhà ở mà vẫn triển khai cho vay và nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo đúng quy định của pháp luật.