Nguyên nhân tụt hạng của Mỹ theo WEF là do sự mất cân đối vĩ mô, tình trạng yếu kém của các công ty quốc doanh và tư nhân cũng như mối quan ngại về tình hình của các thị trường tài chính nước này.
Lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng là Thụy Điển và Singapore. Được biết trong năm ngoái, Singapore đứng ở vị trí thứ 3 và Thụy Điển thứ 4.
Trong khi đó, mức cạnh tranh của Đức tăng 2 bậc lên vị trí thứ 5 và Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 6. Mức độ cạnh tranh của Trung Quốc cũng tăng 2 bậc lên vị trí thứ 27.
Dự kiến vào tuần tới, WEF sẽ có cuộc họp tại thành phố cảng Thiên Tân gần thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
Trong số các quốc gia đang phát triển khác, Ấn Độ đứng ở vị trí 51, Brazil 56 và Nga 63.
Tiêu chuẩn đánh giá của WEF bao gồm các chính sách vĩ mô, sức mạnh của các tổ chức quốc doanh và tư nhân, chất lượng giáo dục và cơ sở hạ tầng cũng như tính hiệu quả của các thị trườngvốn, hàng hóa và lao động.
Theo báo cáo của WEF, chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI)
của Việt Nam tiến 16 bậc từ vị trí thứ 75 lên 59 với số điểm đạt được là
4.27 điểm.







