Hãng xi măng Holcim ra mắt dây chuyền sản xuất xi măng bằng đất sét nung hiện đại bật nhất tại châu Âu
Được biết, dây chuyền sản xuất tiên tiến này được đặt tại nhà máy Saint-Pierre-la-Cour ở Pháp, sử dụng công nghệ độc quyền proxim A Tech của Holcim với kế hoạch sản xuất tới 500.000 toa xi măng carbon thấp.
Phía Holcim cho biết, các hoạt động bền vững được cung cấp năng lượng bằng 100% nhiên liệu thay thế dựa trên sinh khối và hệ thống thu hồi nhiệt thải, khiến việc sản xuất đất sét nung gần như không có carbon và cực kỳ hiệu quả.
Dự án này là một phần trong lộ trình của Holcim tại châu Âu nhằm loại bỏ carbon trong xây dựng với nhiều loại vật liệu phát thải thấp, từ đất sét nung đến chất thải xây dựng và phá dỡ. Dự án này nhận được hỗ trợ tài chính từ chính phủ Pháp, như một phần của kế hoạch “France Relance” đầu tư vào các sáng kiến khử cacbon và hiệu quả năng lượng quy mô lớn ở Pháp.
Các nhà máy xi măng tại châu Âu hiện nay đang đẩy mạnh mở rộng quy mô sản xuất xi măng đất sét nung trên tất cả các khu vực vào năm 2025. Dự này này được kỳ vọng có thể tạo ra các sản phẩm xi măng carbon thấp ECOPlanet, giúp cho việc “xây dựng xanh” có thể thực hiện được trên quy mô lớn.
Trước đó, hãng xi măng lớn của Thụy Sĩ Holcim cũng đã thông báo sẽ rời khỏi Nga, các nhà máy tại Nga của Holcim sẽ được chuyển giao cho một nhóm quản lý địa phương.
Holcim là một trong nhiều công ty quốc tế rời khỏi Nga trong năm nay giữa áp lực trừng phạt Moscow. Danh sách này bao gồm các nhà sản xuất ô tô châu Âu và Nhật Bản, công ty năng lượng lớn của phương Tây, nhà bán lẻ, chuỗi nhà hàng và nhiều thương hiệu khác.
Holcim, một bộ phận của Tập đoàn Holcim, chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng và sỏi xây dựng, cũng như bê tông trộn sẵn. Được thành lập thông qua việc sáp nhập Lafarge và Holcim vào tháng 7/2015, công ty có đại diện tại 90 quốc gia, tổng cộng 180 nhà máy trên toàn thế giới và năng lực sản xuất hàng năm đạt gần 400 triệu tấn.
Tại Việt Nam, Tập đoàn LafargeHolcim đã ký hợp đồng với chuyển giao toàn bộ 65% phần vốn pháp định của Tập đoàn tại Holcim Việt Nam cho Tập đoàn Siam City Cement (SCCC) và Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vẫn nắm giữ 35% phần vốn. Như vậy, với sự thay đổi này, thương hiệu Holcim chính thức chia tay thị trường Việt Nam.
-
INSEE Việt Nam rót thêm gần 36 triệu USD đầu tư dây chuyền mới
Sau khoản đầu tư 53 triệu USD vào năm 2003, Công ty INSEE Việt Nam tiếp tục rót thêm 35,7 triệu USD để đầu tư mở rộng dây chuyền 2 tại trạm nghiền xi măng Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.