Theo đó, năm 2018 đã hoàn thành toàn diện 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao, trong đó 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch. Lạm phát được kiểm soát, liên tiếp 03 năm CPI đạt dưới 4%; điều hành linh hoạt các chính sách tài khóa, tiền tệ, giữ vững ổn định tỷ giá, lãi suất, đảm bảo thanh khoản, an toàn hệ thống, tăng trưởng tín dụng hợp lý (khoảng 17%), đáp ứng được yêu cầu về vốn của nền kinh tế; nợ công giảm, còn khoảng 61,4% năm 2018.
Thu ngân sách nhà nước năm 2018 ước đạt trên 1,35 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với dự toán và tăng 5,5% so với năm 2017, bội chi ước đạt 3,67%, cơ cấu chi đầu tư tăng, giảm chi thường xuyên.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1,89 triệu tỉ đồng, tăng 13,3%, bằng 34% GDP, đạt mục tiêu Quốc hội giao. Trong đó, cơ cấu đầu tư khu vực tư nhân ngày càng tăng, giải ngân vốn FDI đạt khá, ước đạt 18 tỉ USD, tăng 2,8%. Xuất nhập khẩu tăng mạnh, cao hơn mốc kỷ lục năm 2017, ước đạt 475 tỉ USD, tăng 11,7%, trong đó xuất khẩu ước đạt 238 tỉ USD, tăng 11,2%, cán cân thương mại xuất siêu khoảng 1 tỉ USD…
Dự báo triển vọng GDP năm 2018 có thể tăng cao hơn 6,7%, mô hình tăng trưởng dần dịch chuyển sang chiều sâu, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) ước đạt 40,23%, năng suất lao động duy trì nhịp độ tăng cao hơn giai đoạn 2011-2015, ước đạt 5,55%.
Kế hoạch năm 2019
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh sức ép về lãi suất đồng đô la Mỹ, giá dầu thô và giá cả hàng hóa thế giới căng thẳng do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các nền kinh tế lớn, xu hướng bảo hộ mậu dịch tiếp tục gia tăng, tạo áp lực lớn cho điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất và lạm phát trong nước.
Chính phủ đặt mục tiêu tổng quát 2019: tiếp tục củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đẩy mạnh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; quyết liệt đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ và tận dụng hiệu quả Cách mạng công nghiệp 4.0.
Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ sẽ tập trung vào giải pháp chủ yếu như: củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng GDP, trong đó tập trung điều hành giá cả thận trọng; kết hợp hài hòa, linh hoạt các chính sách vĩ mô, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, chống thất thu; đẩy mạnh hơn nữa rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh bất hợp lý, tạo dựng môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.
Năm 2019, Chính phủ đặt mục tiêu: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,6-6,8% - Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7-8% - Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3% - Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 33-34% GDP - Tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4% |
-
Việt Nam là nước “hưởng lợi lớn nhất” trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
CafeLand - Trên đây là nhận định của các đại biểu tham dự Hội nghị chung Thống đốc các nước hội viên Nhóm Đông Nam Á Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF/WB) 2018.