Mới đây, Bộ Xây dựng đã có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc nâng công suất trạm nghiền Xi măng Long Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Trước đó, ngày 22/1/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa đã gửi văn bản số 1110/UBND-CN xin ý kiến về việc này.
Bộ Xây dựng cho ý kiến về việc nâng công suất trạm nghiền Xi măng Long Sơn
Tháng 4/2019, Bộ Xây dựng đã ban hành văn bản số 734/BXD-VLXD gửi UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đầu tư dự án trạm nghiền Xi măng Long Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Theo đó, việc đầu tư trạm nghiền xi măng công suất 2 triệu tấn/năm sử dụng nguồn clinker của dây chuyền 3 nhà máy Xi măng Long Sơn phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ về việc đầu tư mở rộng nhà máy Xi măng Long Sơn.
UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, dự án đầu tư trạm nghiền Xi măng Long Sơn đã đi vào vận hành từ quý 4/2021 với công suất 1,45 triệu tấn xi măng/năm, hoạt động ổn định, phát huy công suất và hiệu quả của dự án.
Năm 2022, dây chuyền 4 sản xuất clinker của nhà máy Xi măng Long Sơn công suất 2,3 triệu tấn/năm đã đi vào hoạt động. Tuy nhiên, vẫn còn một phần khối lượng clinker của dây chuyền 3 chưa có hệ thống nghiền.
Vì vậy, UBND tỉnh Thanh Hóa đề xuất Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn thay đổi một số dây chuyền công nghệ tiên tiến hơn nhằm nâng công suất dự án từ 1,45 triệu tấn xi măng/năm lên thành 3,4 triệu tấn xi măng/năm sẽ đảm bảo các yếu tố về hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng cho rằng, theo Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 26/8/2019 của Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 đã bãi bỏ Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét chấp thuận việc nâng công suất trạm nghiền Xi măng Long Sơn tại Khu kinh tế Nghi Sơn của Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn và hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về sản phẩm, bảo vệ môi trường phù hợp với Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050.
Đồng thời, Công ty TNHH Công nghiệp Long Sơn phải tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng và các quy định có liên quan.
Theo tìm hiểu, Xi măng Long Sơn hiện có 4 dây chuyền sản xuất xi măng, tổng công suất thiết kế trên 10 triệu tấn/năm.
Bên cạnh các dòng sản phẩm truyền thống như PCB 30, PCB 40, xi măng rời công nghiệp, Xi măng Long Sơn mới đây đã cung cấp ra thị trường các dòng sản phẩm mới Xi măng C91 Long Sơn dành riêng cho xây trát.
Loại xi măng C91 có độ dẻo cao, vì có khả năng giữ nước tốt nên vữa xây trát dẻo hơn, thêm một yếu tố để hạn chế vết nứt. Sản phẩm phù hợp với nhiều loại vật liệu xây dựng, kể cả các loại vật liệu xây dựng mới như bê tông siêu nhẹ…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 10 dây chuyền xi măng đang hoạt động, công suất trên 25 triệu tấn/năm. Trong đó, Vicem Bỉm Sơn trên 5,5 triệu tấn, Xi măng Long Sơn 10,5 triệu tấn, Công Thanh 6 triệu tấn, Nghi Sơn 4,5 triệu tấn…
-
Xi măng Long Sơn chạy lò dây chuyền mới, nâng công suất 10,5 triệu tấn/năm
Dự án dây chuyền Xi măng Long Sơn 4 có công suất 2,3 triệu tấn xi măng/năm chính thức đi vào vận hành, nâng tổng công suất lên 10,5 triệu tấn/năm.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.