Ảnh minh hoạ
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, cho biết trong quý 4/2020, nguồn cung khách sạn toàn thị trường đạt khoảng 10.020 phòng từ 16 khách sạn 5 sao, 19 khách sạn 4 sao và 32 khách sạn 3 sao, tăng 2% theo năm.
Tới cuối năm 2020, ba khách sạn với khoảng 200 phòng vẫn đang phải tạm đóng cửa do dịch bệnh và đang sửa chữa.
Hiện nay, 10 khách sạn 3-5 sao đang trở thành cơ sở cách ly gồm 3 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao và 2 khách sạn 3 sao.
Công suất thị trường quý 4 đạt 33%, tăng 12 điểm phần trăm theo quý, nhưng giảm 42 điểm phần trăm theo năm.
Giá thuê phòng trung bình đạt 70 USD/phòng/đêm, giảm 5% theo quý và 39% theo năm.
Công suất trung bình cả năm 2020 giảm 44 điểm phần trăm theo năm trong khi giá thuê trung bình giảm 29% theo năm.
Điểm đáng chú ý là phân khúc khách sạn 5 sao vẫn dẫn đầu thị trường về doanh thu phòng trung bình với 35 USD/phòng/đêm, phân khúc 4 sao đạt 15 USD/phòng/đêm, trong khi phân khúc 3 sao chỉ đạt 9 USD/phòng/đêm.
Sự sụt giảm của thị trường khách sạn đến từ việc giảm sút lượng khách du lịch trong năm.
Cụ thể, năm 2020, Hà Nội đón 8,65 triệu lượt khách, giảm 70% theo năm, trong đó khách quốc tế đạt 1,11 triệu lượt, giảm 84% theo năm trong khi khách nội địa giảm 65% theo năm xuống còn 7,54 triệu lượt.
Đến quý 4, ngành du lịch có tín hiệu phục hồi khi lượng khách quốc tế tăng 63% theo quý và khách nội địa tăng 8% theo quý. Khách lưu trú quốc tế tăng 27% theo quý trong khi khách lưu trú nội địa tăng 5% theo quý.
Trong năm 2020 có 217.000 chuyến bay được thực hiện bởi các hãng hàng không Việt Nam, giảm 34% theo năm.
Tuy nhiên, ngành hàng không cũng đang có dấu hiệu phục hồi khi trong quý 4, các hãng hàng không đã thực hiện 57.000 chuyến bay, tăng 21% theo quý.
Thống kê từ Official Aviation Guide (OAG) cho thấy tính đến giữa tháng 1/2021, đường bay hai chiều Hà Nội – TP.HCM xếp hạng bận rộn thứ hai thế giới trong tháng với khoảng 1,02 triệu khách, chỉ đứng sau đường bay Jeju-Seoul của Hàn Quốc với 1,07 triệu khách.
Đánh giá về triển vọng thị trường sắp tới, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết, có hơn 650 phòng từ 3 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và 1 khách sạn 3 sao được kỳ vọng sẽ gia nhập thị trường trong năm 2021.
Từ năm 2022 trở đi, hơn 8.100 phòng từ 50 dự án khách sạn sẽ gia nhập thị trường. Khu vực nội thành dẫn đầu với 50% nguồn cung tương lai, theo sao là khu vực phía tây với 35%. Phân khúc 5 sao vẫn đứng đầu nguồn cung tương lai với 6.000 phòng từ 27 dự án.
-
Đến năm 2022 sẽ có 15 dự án văn phòng đổ bộ thị trường
CafeLand - Thị trường văn phòng cho thuê tại Hà Nội sẽ có thêm nhiều áp lực khi công suất thuê trung bình có thể sẽ giảm đi trong hai năm tới do nguồn cung tăng lên đáng kể, dự báo có đến 15 dự án sẽ gia nhập thị trường trong năm 2022.








-
Doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu đầu tư xây dựng một bệnh viện quốc tế cao cấp tại Khu đô thị thông minh Bắc Hà Nội
Theo Cổng thông thông tin điện tử TP Hà Nội, ngày 28/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đã tiếp và làm việc với ông Takagi Kuninori – Chủ tịch Tập đoàn IHW Group kiêm Chủ tịch Đại học Y tế và Phúc lợi Quốc tế Nhật Bản (IUHW), nhằ...
-
Vingroup làm gì để thu về hơn 3 tỷ USD chỉ trong một quý?
Trong quý 1/2025, Tập đoàn của Tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận hơn 84.000 tỷ đồng (hơn 3,2 tỷ USD) doanh thu hợp nhất và hơn 2.200 tỷ đồng lãi sau thuế.
-
Vừa khởi công loạt dự án lớn ở Cần Giờ và Long An, Vinhomes tiếp tục báo lãi hơn 2.650 tỷ đồng quý 1
Quý đầu năm 2025 Vinhomes ghi nhận lợi nhuận hợp nhất sau thuế đạt 2.652 tỷ đồng, tăng 193% so với quý 1/2024 nhờ bàn giao sản phẩm tại các dự án ở Hải Phòng và Hưng Yên.