Thu trăm tỷ mỗi tháng nhờ điện gió, điện mặt trời
Trong báo cáo mới đây Chứng khoán MB (MBS) nhận định mảng bất động sản và thủy điện của Công ty CP Tập Đoàn Hà Đô (mã chứng khoán HDG) có thể gặp khó từ quý 2/2023 do sản lượng thấp. Trong khi đó, sản lượng huy động của điện gió và điện mặt trời sẽ được cải thiện đáng kể nhờ thiếu hụt từ thủy điện.
Theo đó, MBS dự phóng doanh thu của Hà Đô trong năm nay có thể giảm 9% so với cùng kỳ, ở mức 3.347 tỷ đồng; lợi nhuận gộp giảm 13%, xuống còn 1.155 tỷ đồng. Trong đó, mảng năng lượng vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất.
Dự án điện mặt trời của Hà Đô
Trên thị trường, Hà Đô được biết đến là chủ đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên từ năm 2006, doanh nghiệp này đã bước chân vào lĩnh vực năng lượng khi khởi công đầu tư nhà máy thủy điện Za Hưng.
Đến nay, Hà Đô đã đầu tư và vận hành 5 nhà máy thủy điện, 2 nhà máy điện mặt trời, 1 nhà máy điện gió với tổng công suất lên đến gần 500 MW, là một trong ít công ty năng lượng tái tạo niêm yết có công suất lớn tại Việt Nam.
Năm 2023, thủy điện (chiếm khoảng 29% sản lượng huy động điện trong nước năm 2022) gặp khó khăn trong bối cảnh nền nhiệt cao và lượng mưa ít dẫn đến hiếu hụt điện đặc biệt trong bối cảnh mùa khô. Với việc thiếu hụt sản lượng từ các nhà máy thủy điện trên cả nước và hưởng lợi nhờ quy hoạch điện 8, MBS kỳ vọng sản lượng điện gió và điện mặt trời của Hà Đô sẽ được cải thiện đáng kể.
MBS dự báo doanh thu mảng điện tái tạo của doanh nghiệp này trong năm nay sẽ tăng 7% so với cùng kỳ, đạt 589 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ thủy điện ở mức 1.200 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2022.
Hiện tại, Hà Đô đang lên kế hoạch xây dựng một số dự án điện tái tạo quy mô lớn như An Phong (300 MW), Phước Hữu (50 MW). Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn đang chờ đợi cơ chế mới cho giá năng lượng tái tạo để đi vào triển khai. Khi đó, dự kiến doanh thu mảng năng lượng tái tạo có thể đóng góp 30% doanh thu hàng năm của doanh nghiệp này.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2023, doanh thu của Hà Đô đạt khoảng 956 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ.
Trong đó, năng lượng đang là mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp gần 57% vào lợi nhuận gộp của doanh nghiệp khi mang về 543 tỷ đồng, tăng 13% với với cùng kỳ năm trước. Doanh thu mảng bất động sản trong giai đoạn này chỉ chiếm khoảng 32% tổng doanh thu của Hà Đô, đạt 312 tỷ đồng.
Báo cáo năm 2022 của Hà Đô cũng cho thấy doanh thu từ lĩnh vực điện đạt hơn 2.115 tỷ đồng, tăng hơn 65% so với năm 2021 và chiếm gần 60% tổng doanh thu của công ty. Trong khi đó, doanh thu từ bất động sản lại giảm mạnh tới 44,7%, xuống còn 1.112 tỷ đồng.
Bình quân mỗi tháng, Hà Đô thu về được hơn 176 tỷ đồng từ lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện, cao hơn con số 92 tỷ thu từ lĩnh vực kinh doanh truyền thống là bất động sản.
Mảng bất động sản thiếu hụt dự án gối đầu
Với mảng bất động sản, MBS cho rằng Hà Đô đang thiếu hụt dự án tiềm năng sau khi bàn giao xong dự án Hado Charm Villas. Cụ thể, kể từ khi hoàn tất bàn giao Hado Centrosa vào năm 2021, doanh thu mảng bất động sản của Hà Đô giảm mạnh 43% trong năm 2022 do các dự án mới chậm được phê duyệt quy hoạch, sửa quy hoạch.
Năm ngoái, trong bối cảnh thị trường bất động sản không thuận lợi, doanh nghiệp này đã liên tục trì hoãn kế hoạch mở bán lần 3 với dự án Hado Charm Villas, mặc dù trong hai lần mở bán đầu tiên ở cuối năm 2020, đầu năm 2021, dự án đã bán được 240 căn với tỷ lệ hấp thụ hơn 90%.
Dự án Hado Centrosa
Theo MBS, doanh thu mảng bất động sản của Hà Đô trong năm nay ước đạt khoảng 1.197 tỷ đồng, tương đương 35% tổng doanh thu toàn công ty. Doanh thu mảng này chủ yếu đến từ việc bàn giao những căn còn lại của dự án Hado Charm Villas. Trong khi đó, hai dự án Hado Green Lane và Hado Linh Trung hiện đang hoàn thành thủ tục pháp lý, dự kiến triển khai từ quý 2/2024.
Do đó, MBS nhận định sau khi hoàn tất mở bán dự án Hado Charm Villas, mảng bất động sản của Hà Đô sẽ gặp nhiều khó khăn vì thiếu hụt dự án tiềm năng.
-
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên nói gì về tình trạng “núp bóng” trang trại làm điện mặt trời?
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 21 trang trại có đầu tư, lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, hạng mục này không nằm trong chủ trương đầu tư được phê duyệt, nhưng lại là hạng mục chính của trang trại.
-
Hỗ trợ vay vốn, giảm thuế đối với hộ gia đình, doanh nghiệp lắp điện mặt trời mái nhà tự sử dụng
Cá tổ chức, cá nhân đầu tư và sử dụng điện mặt trời mái nhà “tự sản tự tiêu” sẽ được miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.
-
Hà Đô đặt kế hoạch lợi nhuận “đi lùi” trong năm 2023, phát triển tối thiểu 2 dự án bất động sản
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô (mã HDG) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, đại hội dự kiến tổ chức ngày 22/4 tới tại Hà Nội.
-
“Ông lớn” năng lượng Mỹ thông tin về dự án nhà máy nhiệt điện 2,1 tỷ USD tại Ninh Thuận
Tại buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long, đại diện Tập đoàn AES (Mỹ) đã báo cáo về tiến độ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II mà tập đoàn này đang đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận....
-
Doanh nghiệp FDI có hơn 3.000 lao động làm việc tại Việt Nam muốn mở rộng đầu tư vào lĩnh vực điện gió
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư tron...
-
Các dự án điện lớn trên cả nước đang được triển khai đến đâu?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi....