Công ty CP Vissai Ninh Bình mới đây đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) để công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
Vissai Ninh Bình lý giải việc chậm thanh toán trái phiếu do thời tiết mưa kéo dài
Cụ thể, lô trái phiếu mã VISSAINB-BOND2017 được phát hành vào ngày 18/8/2017 với kỳ hạn 62 tháng, tổng giá trị phát hành 1.500 tỷ đồng, lãi suất 10,5% năm. Sau khi mua lại trước hạn, giá trị còn lại của lô trái phiếu tính đến ngày 16/8 là 200 tỷ đồng.
Ngày thanh toán theo kế hoạch của mã trái phiếu này là 18/8/2023 nhưng Vissai Ninh Bình chỉ thanh toán được 2,15 tỷ đồng tiền lãi cho lô trái phiếu trị giá 80 tỷ đồng. Số tiền 120 tỷ đồng còn lại, doanh nghiệp này chưa thanh toán cho trái chủ với lý do nguồn tiền thu từ việc bán hàng bị chậm do thời tiết mưa kéo dài.
Trong báo cáo gửi HNX của Vissai Ninh Bình cho thấy, số tiền gốc của lô trái phiếu này được thanh toán các ngày 22-25/8. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa không hẹn ngày cụ thể trả số tiền lãi còn lại đối với lô trái phiếu nêu trên.
Mới đây, Vissai Ninh Bình đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt với số tiền 85 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, doanh nghiệp này không gửi nội dung công bố thông tin định kỳ cho HNX đối với Báo cáo tài chính bán niên năm 2022; tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu bán niên năm 2022; báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu bán niên năm 2022.
Về kết quả kinh doanh, Vissai Ninh Bình báo lãi sau thuế hơn 22 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, giảm 87,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại thời điểm ngày 30/6, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này đạt 4.584 tỷ đồng, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 1,51 lần, tương ứng với số nợ phải trả là hơn 6.900 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu ở mức 320 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Vissai Ninh Bình tiền thân là Công ty TNHH Xi măng Vinakansai trực thuộc Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Thương mại Sản xuất Hoàng Phát, được thành lập năm 2004. Năm 2009, công ty đổi tên thành Tập đoàn Xi măng Vissai với ngành kinh doanh chính là sản xuất xi măng và clinker. Năm 2017, công ty được đổi tên thành Công ty CP Vissai Ninh Bình.
Tại thời điểm tháng 5/2018, Vissai Ninh Bình có số vốn điều lệ 1.504 tỷ đồng, trong đó Chủ tịch HĐTV Hoàng Mạnh Trường nắm chi phối với 77,85%, bà Đỗ Thị Phượng sở hữu 22,14%.
Hiện tại, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là xi măng, Vissai Ninh Bình còn đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, kinh doanh khách sạn, thủy điện và cả vận tải. Trong đó, doanh nghiệp của ông Hoàng Mạnh Trường sở hữu khách sạn 5 sao The Vissai Hotel với tổng vốn đầu tư 650 tỷ đồng tại Ninh Bình. Đồng thời còn mua 97% cổ phần CTCP Sài Gòn Givral - công ty con của OCH vào năm 2012. Qua đó, sở hữu dự án khách sạn Starcity Sài Gòn, nay có tên mới là Vissai Saigon Hotel.
Ngoài ra, Vissai Ninh Bình còn có Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Suối nóng Kênh Gà (Ninh Bình) với tổng vốn đầu tư lên tới 30.000 tỷ đồng.
-
"Khất nợ" nghìn tỷ trái phiếu đến hạn nhưng quên không công bố, Xi măng Công Thanh bị UBCKNN xử phạt
Tại thời điểm cuối năm 2022, Xi măng Công Thanh chưa thực hiện theo kế hoạch chi trả khoản vay dài hạn đến hạn trả và trái phiếu đến hạn trả với số tiền là 1.293 tỷ đồng cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
-
Bộ Xây dựng yêu cầu các nhà máy xi măng thực hiện ngay một việc, có thể giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất
Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, kiểm tra các công ty xi măng chưa lắp đặt để đôn đốc việc lắp đặt và vận hành hệ thống phát điện tận dụng nhiệt khí thải. Theo đó, việc đầu tư hệ thống phát điện nhiệt khí thải lò nung xi măng giú...
-
Công ty xi măng có loạt sếp lớn vướng vòng lao lý đang kinh doanh ra sao?
Trong giai đoạn 2018-2023, doanh nghiệp này đã để xảy ra thua lỗ, lũy kế gần 5.000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gần 400 công nhân, người lao động.
-
Nhà sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam vừa chứng kiến thua lỗ nghìn tỷ năm thứ 2 liên tiếp, Phó Thủ tướng yêu cầu 2 bộ vào cuộc làm rõ
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, làm rõ nguyên nhân Tổng Công ty Xi măng Việt Nam lỗ cả nghìn tỷ.