Thua lỗ đến âm vốn chủ sở hữu
Thị trường bất động sản ảm đạm và nhu cầu tiêu thụ xi măng yếu chính là nguyên nhân khiến Công ty CP Xi măng Phú Thọ (mã chứng khoán PTE) lỗ quý 2/2023 hơn 24 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 23 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Đây là năm thứ 13 công ty này ghi nhận hoạt động kinh doanh thua lỗ.
Xi măng Phú Thọ tiếp tục chìm sâu trong thua lỗ, nợ nần
Tại thời điểm 30/6, nợ ngắn hạn của công ty vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền hơn 520 tỷ đồng. Đáng chú ý, do nhiều năm thua lỗ, vốn chủ sở hữu của Xi măng Phú Thọ hiện nay âm 277 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ sở hữu 125 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 407 tỷ đồng.
Đơn vị kiểm toán nhận mạnh: "Các vấn đề này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty.
Mới đây, Xi măng Phú Thọ đã có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giải trình và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch.
Trong văn bản giải trình, Xi măng Phú Thọ cho biết, ngày 18/8/2017, công ty đã có công văn giải trình và công bố thông tin gửi HNX giải trình các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch và phương án khắc phục sau khi đơn vị nộp Báo cáo tài chính tổng hợp 6 tháng đầu năm 2017 sau soát xét.
Tới ngày 20/4/2023, công ty tiếp tục có công văn giải trình và đưa ra phương án khắc phục tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch, cảnh báo gửi HNX.
Về việc chứng khoán bị hạn chế giao dịch do âm vốn chủ sở hữu, Xi măng Phú Thọ cho rằng tình trạng dư cung xi măng đã diễn ra trong nhiều năm nay khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó, nhất là trong bối cảnh thị trường bất động sản chưa hồi phục, xuất khẩu ảm đạm và cạnh tranh trong ngành gay gắt.
Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh khốc liệt từ các sản phẩm xi măng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ như Xi măng Sông Thao (Vicem Hải Phòng), Xi măng Yên Bái, Xi măng Tân Quang… khiến việc tiêu thụ xi măng của công ty ngày càng giảm sút.
“Nhiều đơn vị trong ngành đã phải tạm ngừng sản xuất từ 1-2 tháng, riêng công ty phải ngừng sản xuất trong tháng 2/2023, thời gian còn lại phải sản xuất cầm chừng”, lãnh đạo Xi măng Phú Tho cho biết.
Theo đó, sản lượng sản xuất clinker và tiêu thụ xi măng 6 tháng đầu năm này của Xi măng Phú Thọ chỉ đạt 34% công suất, bằng 72,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Người trong cuộc đưa ra kế hoạch thoát lỗ
Nhu cầu yếu, doanh thu giảm và không thể bù đắp được giá vốn cao. Hơn nữa, các khoản chi vẫn phát sinh, đặc biệt chi phí lãi vay rất lớn khiến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xi măng Phú Thọ liên tục thua lỗ.
Liên quan đến việc cổ phiếu bị hạn chế giao dịch do liên quan đến khoản lỗ lũy kế lớn hơn vốn điều lệ, Xi măng Phú Phụ đã và đang triển khai các giải pháp khắc phục, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Công ty cũng đang hoàn thiện, siết chặt khung định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để hạ giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm Xi măng Vĩnh Phú và phát triển thương hiệu mới Xi măng Thành Ba.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tại công ty.
Thứ ba, rà soát, đối chiếu và thu hồi công nợ cho từng tháng, từng quý nhằm thu hồi vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm tối đa chi phí do bị chiếm dụng vốn.
Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Sản xuất dịch vụ và TM Quỳnh Anh nhằm đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nâng cao năng suất hệ thống lò nung và cải tạo trạm nghiền xi măng công suất 600.000 tấn xi măng/năm.
Thứ năm, chủ động làm việc với các ngân hàng để cơ cấu lại các khoản nợ, kéo dài thời gian cho vay, xóa lãi phạt để Công ty có thể ổn định sản xuất, giảm chi phí lãi vay.
Với những lý do trên, Xi măng Phú Phụ đề nghị HNX xem xét chấp thuận giải trình và đưa cổ phiếu PTE ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch theo quy định.
-
Âm vốn chủ sở hữu 5.200 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn
Công ty CP Xi măng Công Thanh đã bị kiểm toán chỉ ra một loạt vấn đề trong báo cáo tài chính năm 2022, thậm chí là có nguy cơ đe dọa tới khả năng hoạt động liên tục của công ty.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.