Ngày 23/2, UBND TP. Đà Nẵng đã có Công văn số 977 gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề nghị được mở tuyến đường thủy Đà Nẵng – Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Đà Nẵng – Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Doanh nghiệp địa phương gặp bất lợi
Đến thời điểm hiện tại, TP. Đà Nẵng cùng Bộ GTVT vẫn chưa có buổi làm việc chính thức với tỉnh Quảng Nam về việc mở tuyến đường thủy giữa hai địa phương. Tuy nhiên, việc Bộ GTVT ủng hộ với đề xuất của thành phố Đà Nẵng đã khiến cộng đồng doanh nghiệp lữ hành tại Quảng Nam quan ngại. Trong đó, Hội An chính là nơi trực tiếp quản lý khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm.
Thành phố Hội An hiện có 43 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành đăng ký chở khách và mở tour tham quan Cù Lao Chàm. Chỉ trong năm 2019, đã có hơn 420 nghìn lượt khách tham quan xã đảo.
Vì lượng khách tăng đột biến, TP. Hội An có quy định mỗi ngày xã đảo không được đón trên 3.000 khách du lịch. Cho nên, việc kinh doanh của các doanh nghiệp vì thế gặp nhiều bất lợi. Do đó, nếu Đà Nẵng được phép đưa khách ra Cù Lao Chàm sẽ là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp địa phương.
Theo ông Nguyễn Trọng Tuấn – Giám đốc Hội An travel thì việc Đà Nẵng đưa khách du lịch ra đảo Cù Lao Chàm chính là một điều bất lợi lớn đối với các doanh nghiệp Quảng Nam. Theo ông Tuấn, hiện tại các doanh nghiệp tại đây vẫn còn là những đơn bị nhỏ lẻ, lâu nay làm việc theo hướng cá nhân là chính. Nếu Đà Nẵng đưa những doanh nghiệp lớn có tầm cỡ vào, thay vì làm tour họ chỉ là vận chuyển thì sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng doanh nghiệp tại Hội An.
“Khi Đà Nẵng đưa khách ra Cù Lao Chàm, thứ nhất sẽ mất đi một lượng khách lớn đối với Hội An. Bên cạnh đó, thứ hai sẽ xuất hiện cạnh tranh về giá cả, chi phí cạnh tranh cao với Hội An sẽ dẫn đến giảm mức giá. Tuy nhiên, tại Cù Lao Chàm không phải là địa điểm để cạnh tranh về giá rẻ, mà phải là đểm đến “luxury”, ông Tuấn nói.
Việc mở tuyến đường thủy Đà Nẵng – Cù Lao Chàm khiến doanh nghiệp địa phương gặp nhiều bất lợi. Trong đó, việc cắt giảm lượng khách cũng như cạnh tranh giá cả chính là bài toán “đau đầu”.
Cũng theo ông Tuấn, lâu nay doanh nghiệp địa phương đã quá “chụp giật” dẫn đến tàn phá Cù Lao Chàm. Cho nên, việc thêm nhiều doanh nghiệp khác từ Đà Nẵng vào thì khả năng Cù Lao Chàm sẽ “nát bét”. Như thế, Cù Lao Chàm lại trở thành một điểm đến bình thường. Trong khi đó, đây là một địa điểm thích hợp dành cho thị trường cao cấp, có sự trải nghiệm đặc biệt.
“Chưa kể đến việc chuyển đổi sang tàu SB tốn muôn vàn chi phí, một chiếc tàu hơn 2 tỷ đồng nhưng chỉ hoạt động được trong vòng 6 tháng. Bây giờ Đà Nẵng vào nữa thì thật sự rất khó. Mong chính quyền địa phương và Bộ GTVT nghiên cứu điều chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp, nếu như đông khách quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, rồi khi các doanh nghiệp chạy đua bán tour không có chất lượng khiến điểm đến này mất giá trị trong mất du khách thì thật xót xa”, ông Nguyễn Trọng Tuấn nói thêm.
Cần thận trọng
Đại diện một doanh nghiệp lữ hành Cù Lao Chàm (xin giấu tên) cho rằng phía doanh nghiệp địa phương không muốn Đà Nẵng mở tuyến đường thủy.Bởi lẽ, càng đông thì sức cạnh tranh sẽ càng khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo vị đại diện này việc mở tuyến đường thủy cũng không phải là vấn đề dễ dàng.
Vị này thông tin riêng về Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới nên TP. Hội An đã đưa ra phương án không được vượt quá số lượng khách quy định. Vì Cù Lao Chàm không đủ sức để nhận một lượng khách quá nhiều nên mỗi doanh nghiệp chỉ được chạy mỗi tàu 1 lần/ 1 ngày để bảo vệ môi trường và lượng khách đảm bảo để phục vụ.
“Bộ GTVT đưa ra quyết định ủng hộ Đà Nẵng mở tuyến thì sẽ giải quyết bài toán đó như thế nào? Chắc chắn phải có một cuộc đối thoại giữ các địa phương với nhau, bởi không phải địa phương nào cũng giống nhau. Đà Nẵng có thể nhận bao nhiêu khách cũng được, những với Hội An nói chung và Cù Lao Chàm nói riêng thì không giống”, vị đại diện này nhận định.
Không những thế, nhiều doanh nghiệp địa phương cũng đặt vấn đề rằng không thể vì nhiều lý do kinh tế, lượng khách,... mà phá vỡ đi những thứ trước đây cộng đồng doanh nghiệp cùng gìn giữ.
Việc nâng cấp cầu cảng nếu lượng tàu thuyền tăng đột biến cũng là một bài toán khó.
Ông Nguyễn Văn Lanh – Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết hiện tại địa phương vẫn chưa có cơ sở để đưa ra ý kiến chính thức vì chưa thể hình dung được phương án của Đà Nẵng như thế nào, có ưu điểm khuyết điểm gì hay không? Theo ông Lanh, về mặt nguyên tắc Đà Nẵng vẫn chưa có trình phương án làm việc với tỉnh Quảng Nam, cho nên UBND tỉnh đã thống nhất với TP. Hội An khi nào làm việc với Đà Nẵng và Bộ GTVT thì lúc đó Hội An sẽ căn cứ vào những đề xuất của thành phố để có những phản hồi chính thức.
“Cốt lõi vấn đề là phải nắm được phương án của Đà Nẵng thế nào? Có thể Đà Nẵng lại hỗ trợ được cho Hội An về những mặt còn thiếu. Tuy nhiên, đến khi nào nắm hết thông tin về phương án thì địa phương mới có thể dự báo được mức độ ảnh hưởng đến Cù Lao Chàm, san hô,... cùng những tác động về môi trường để có những phản hồi cụ thể. Vì vậy, địa phương đang rất thận trọng để làm việc đúng theo nguyên tắc của nhà nước”, ông Nguyễn Văn Lanh thông tin.
Là vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới, với diện tích nhỏ nhưng mang cả yếu tố quân sự, Quảng Nam cần phải tính toán kỹ đến việc mở tuyến đường thủy Đà Nẵng – Cù Lao Chàm. Bên cạnh đó, việc nâng cấp cầu cảng nếu lượng tàu thuyền tăng đột biến cũng là một bài toán khó
-
Đà Nẵng là cơ quan chủ quản dự án xây dựng cảng Liên Chiểu
CafeLand - Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND thành phố Đà Nẵng là cơ quan chủ quản Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung.
-
Làng rau Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) - Làng Du lịch tốt nhất năm 2024
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam cho biết, sáng ngày 15/11, làng rau Trà Quế (Hội An) được vinh danh trong mạng lưới Làng du lịch tốt nhất năm 2024 của Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc - UN Tourism....
-
Quảng Nam sẽ đầu tư dự án chống ngập thành phố Tam Kỳ quy mô 4.000 tỷ đồng?
Ông Trần Nam Hưng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 8759/UBND-KTTH giao nhiệm vụ thực hiện thủ tục chuẩn bị dự án Chống ngập thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
-
Quảng Nam đề nghị bàn giao 868 ha đất khu vực phía Đông đường trục chính vào sân bay Chu Lai
Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Công văn số 8707/UBND-KTN gửi đến Bộ Quốc phòng về việc rà soát, phân định, bàn giao phần đất dân dụng để thực hiện Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh Quảng Nam....