Trong mùa hè nắng nóng, những không gian xanh, khoảng xanh thực sự vô cùng đáng quý.
Thực tế cho thấy, việc thiếu KGCC, KGX cũng tạo áp lực lớn cho các đô thị. Theo báo cáo về hiện trạng cây xanh, trong đó có nhóm cây xanh đô thị tại Việt Nam của Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ NN&PTNT, hiện tại, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tỷ lệ cây xanh đô thị trên mỗi người dân ở mức rất thấp so với tiêu chuẩn tối thiểu của quốc tế (10 m2/người).
Trong đó, đất để trồng cây xanh trong các đô thị mới chỉ đạt 0,5 m2/người. Tại Hà Nội và TP.HCM, chỉ tiêu này cũng không quá 2 m2/người, chỉ mới bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố hiện đại trên thế giới (khoảng 20 - 25 m2 cây xanh/người)…
Hệ thống cây xanh mới hình thành và tập trung tại các đô thị lớn và trung bình. Tại các đô thị nhỏ, các khu dân cư hiện nay, mảng xanh, cây xanh chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp so với yêu cầu.
Chưa kể, ở các dự án khu dân cư mới, chủ đầu tư đa số thường chỉ tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật mà chưa chú trọng đầu tư xây dựng các khu công viên cây xanh theo quy hoạch.
Theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP về quản lý cây xanh đô thị, việc quản lý, phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Khi triển khai xây dựng khu đô thị mới, chủ đầu tư phải đảm bảo quỹ đất cây xanh; cây xanh được trồng phải đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị mới đã được phê duyệt đồng thời phải có trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ cây xanh đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý theo quy định của UBND cấp tỉnh. Khi xây dựng mới đường đô thị phải trồng cây xanh đồng bộ với việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật…
Tuy nhiên, hầu hết các công trình xây dựng trong thành phố hiện nay có quy mô nhỏ, nhiều nhà cao tầng, chỉ tính riêng Hà Nội và TP.HCM đã có hàng trăm dự án các khu đô thị mới và rất nhiều công trình nhà ở, căn hộ cao tầng được xây dựng hoàn thiện, trong đó phần lớn đã đi vào sử dụng. Song, các chủ đầu tư chưa quan tâm đến những biện pháp để tiết kiệm năng lượng, thiết kế mở rộng các KGX tự nhiên, nhân tạo.
Gần đây, việc thiếu KGCC, KGX cũng khiến người dân đô thị có xu hướng sống lành mạnh, hòa với thiên nhiên tại nơi ở ngày càng gia tăng. Diện tích xanh hóa tại các nhà ở cá nhân ngày càng nhiều; rất nhiều khu đô thị vùng ven cũng đã và đang quy hoạch đồng bộ, lấy giá trị môi trường làm cốt lõi, xây dựng không gian xanh.
Theo KTS.TS Lê Thị Bích Thuận - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Đô thị và Phát triển hạ tầng, xây dựng các đô thị với KGX rộng lớn cũng không phải là một trào lưu mới, mà là sự kết hợp, hòa hợp các yếu tố quy hoạch, kiến trúc, con người hòa nhập với thiên nhiên, bảo tồn sinh thái, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hiệu quả năng lượng…
Để đô thị có được những KGX đúng nghĩa, các chuyên gia quy hoạch cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ để nhân rộng các khoảng xanh trong thành phố, đặc biệt là trên các tuyến đường kiểu mẫu, các dự án khu đô thị mới được quy hoạch, xây dựng. Một đô thị xanh phải có môi trường sống xanh với một tổng thể kiến trúc xanh đơn lẻ được sắp xếp hài hòa và quản lý theo quy hoạch của kiến trúc đô thị. Quy hoạch phải có tầm nhìn và phải triển khai thực hiện đúng…
Cùng với đó, mỗi người dân cần có ý thức tạo dựng KGX của chính ngôi nhà mình với những chậu cây xanh, bồn hoa..., bảo vệ cây xanh để cải thiện môi trường sống, góp phần tạo xanh cho đô thị.
-
Đô thị hóa có trọng tâm, bước đi cụ thể
Việc chuyển đổi huyện thành quận cần có bước đi cụ thể trên cơ sở đánh giá nguồn lực thực hiện, hạn chế đến mức tối đa tác động tiêu cực tới cuộc sống người dân. Đây là khuyến nghị từ ông Hoàng Minh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Xây dựng TPHCM, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, trong cuộc trao đổi với PV Báo SGGP.