Trung tâm Chính trị - Hành chính và Trung tâm hội nghị biểu diễn tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm đang dần hoàn thiện và sắp đưa vào vận hành. Ảnh: HOÀNG QUÂN
Thành phố trực thuộc thành phố đầu tiên của miền Bắc
Nghị quyết Đại hội 16 Đảng bộ thành phố lựa chọn Thủy Nguyên là một trong ba hướng đột phá về không gian đô thị của thành phố, trở thành đô thị, trung tâm hành chính - chính trị của Hải Phòng. Bởi, Thủy Nguyên là mảnh đất địa linh nhân kiệt, được hình thành từ sớm. Hải Phòng là thành phố của biển và những con sông thì Thủy Nguyên có đầy đủ các đặc trưng này. Thủy Nguyên nằm trong tứ giác với sông Bạch Đằng và Đá Bạch ở phía Bắc, sông Cấm ở phía Nam, sông Kinh Thầy, sông Hàn ở phía Tây và phía Đông có một phần giáp biển. Chỉ cách đô thị cũ trung tâm thành phố khoảng 12 km, nơi đây giữ vị trí cửa ngõ quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh, là đầu mối giao thông kết nối Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương, hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, phát triển kinh tế biển, du lịch, ngành nghề truyền thống.
Sau khi thành lập thành phố, cùng với việc sáp nhập các xã, thị trấn và thành lập phường, thành phố Thủy Nguyên có 17 phường, 4 xã. Đặc biệt, việc sáp nhập 1 phần diện tích khu vực đảo Vũ Yên (quận Hải An), thành phố Thủy Nguyên sẽ có diện tích hơn 269 km2, quy mô dân số hơn 397 nghìn người. Theo Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2045, Thủy Nguyên được xác định là thành phố mới để bảo đảm phù hợp cấu trúc không gian đô thị “2 vành đai - 3 hành lang - 3 trung tâm và các đô thị vệ tinh”, được đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông thuận lợi, kết nối, thu hút nhiều dự án lớn. Việc thành lập thành phố là cơ hội để Thủy Nguyên phát triển kinh tế và tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt, không gian đô thị được mở rộng theo hướng hiện đại.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá, nếu so sánh với thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), dù quy mô dân số, cũng như quy mô, tốc độ phát triển kinh tế chưa bằng, nhưng dư địa phát triển của Thủy Nguyên rất lớn, trở thành động lực tăng trưởng và là trung tâm chính trị, kinh tế- xã hội của Hải Phòng trong tương lai gần.
Mở rộng không gian đô thị với bản sắc đặc trưng
Là vùng đất cửa biển, Hải Phòng trở thành 1 trong 3 đô thị đầu tiên của Việt Nam vào cuối thế kỷ 19. Dưới thời Pháp thuộc, đô thị Hải Phòng đã hình thành với đặc trưng của thành phố Cảng, gắn với biển, những con sông. Dấu ấn đô thị hơn trăm năm còn hiện hữu với bến Sáu Kho, ga tàu hỏa, rạp chiếu phim, bưu điện, nhà máy điện, nhà máy nước, trường học, khách sạn… những công trình được thiết kế mang đậm kiến trúc, thẩm mỹ châu Âu. Trong đó, Nhà hát thành phố là 1 trong 3 nhà hát được Pháp xây dựng ở Việt Nam cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là công trình kiến trúc di tích cấp quốc gia đã trở thành niềm tự hào, biểu tượng của thành phố.
Và đến nay, đô thị Hải Phòng tiếp tục phát huy những giá trị của di sản, cùng tầm nhìn mới về đô thị hướng biển, công nghiệp, thương mại, vươn tầm khu vực và quốc tế. Năm 2024, UBND thành phố phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại 1 vào năm 2025, hướng tới cơ bản đạt tiêu chí đô thị đặc biệt, đô thị thông minh đến năm 2030. Trên cơ sở định hướng Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị, đô thị thành phố tiếp tục phát triển theo nhiều hướng. Phía Bắc, Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, trung tâm mới ở bờ Bắc sông Cấm kết nối với đô thị lõi, đô thị cũ ở bờ Nam, tạo thành chỉnh thể đô thị Hải Phòng lịch sử, hiện đại, bản sắc, xứng tầm đô thị vượt thời gian. Phía Nam và phía Đông thành phố phát triển khu vực các quận Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn là những cửa ngõ hướng ra biển. Phía Tây thành phố, việc thành lập quận An Dương tiếp tục phát triển hệ thống hành lang công nghiệp. Ngoài mở rộng không gian đô thị mới, thành phố cũng tái thiết đô thị cũ, đô thị lõi của Hải Phòng trở nên xanh hơn, đẹp hơn, hiện đại hơn, thêm nhiều tiện ích với các công viên cây xanh, không gian mở cho cộng đồng… Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Thành Hưng cho biết, thành phố xác định phát triển đô thị Hải Phòng luôn đi cùng với bảo tồn những giá trị lịch sử. Đô thị Hải Phòng sẽ mang tầm quốc tế trong tương lai, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống của lịch sử hơn 100 năm.
Nghị quyết số 45 xác định mở rộng không gian đô thị của thành phố là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thành phố đang tập trung cao những giải pháp đột phá nhằm hiện đại hóa đô thị Hải Phòng mang bản sắc đặc trưng riêng của thành phố cảng biển, mở rộng không gian kinh tế, đô thị, để tạo thêm những xung lực phát triển mạnh mẽ mới.
-
Tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 28/TB-VPCP ngày 25/1/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn trong đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09km trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
-
Đón “luồng gió mới” để vươn khơi
Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nền tảng định hướng phát triển thành phố Cảng trên tất cả lĩnh vực....
-
Diễn biến mới tại dự án khu đô thị của Tập đoàn tài chính Hoàng Huy
UBND TP. Hải Phòng vừa có quyết định cấp phép cho Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ tài chính Hoàng Huy được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án Đầu tư khu đô thị mới Hoàng Huy New City....
-
Hải Phòng thu hút hơn 3,5 tỷ USD chỉ trong tháng đầu năm
TP. Hải Phòng mới đây đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư cho 5 dự án đầu tư trong nước (DDI) và 6 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn hơn 3,5 tỷ USD.