Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Tại dự thảo, Bộ Công Thương đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện.
Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới
Cụ thể, dự án nguồn điện mặt trời và điện gió có hệ thống lưu trữ điện và có đấu nối với hệ thống điện quốc gia được hưởng cơ chế ưu đãi sau:
- Ưu tiên huy động nguồn điện theo quy định hiện hành về hệ thống điện và thị trường điện.
- Hệ thống lưu trữ điện của dự án điện từ nguồn điện mặt trời và điện gió là hàng hóa, sản phẩm được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế theo quy định pháp luật.
- Cơ chế ưu đãi khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất quy định chính sách ưu tiên, hỗ trợ nghiên cứu, phát triển phù hợp công nghệ điện gió, điện mặt trời.
Cụ thể, việc nghiên cứu, phát triển công nghệ trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam được khuyến khích và hỗ trợ phát triển theo quy định tại Điều 8 Luật Điện lực và quy định pháp luật có liên quan.
Nhà nước ưu tiên thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất tấm quang năng, tua bin điện gió, thiết bị chuyển đổi nguồn điện. Ngoài ra còn có chính sách ưu tiên, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển điện năng lượng mới
Dự thảo nêu rõ, dự án điện năng lượng mới được hưởng cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Điện lực đáp ứng các điều kiện cụ thể.
Theo đó, dự án điện năng lượng được sản xuất từ 100% hydrogen xanh hoặc 100% amoniac xanh hoặc 100% hỗn hợp của hai nguồn này.
Dự án cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia, dự án đầu tiên cho từng loại hình điện năng lượng mới.
Các dự án nêu trên là dự án năng lượng sạch thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư.
Ngoài cơ chế, chính sách ưu đãi theo pháp luật về đầu tư, được hưởng các cơ chế ưu đãi như miễn tiền sử dụng khu vực biển trong thời gian xây dựng. Giảm 50% tiền sử dụng khu vực biển trong thời hạn 9 năm kể từ khi đưa vào vận hành.
Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng. Sau thời gian xây dựng việc miễn, giảm được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư và đất đai.
Sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn là 80% trong thời hạn trả nợ gốc vốn vay nhưng không quá 12 năm đối với dự án bán điện lên hệ thống điện quốc gia.
-
Điện mặt trời mái nhà dư thừa được mua với giá trên 1.000 đồng/kWh?
Điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu không dùng hết được bán lên hệ thống quốc gia nhưng không quá 20% công suất lắp đặt, theo Nghị định 135 của Chính phủ.
-
Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000 kW không cần phải xin giấy phép?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW khi lắp đặt sẽ thực hiện theo phương thức hậu kiểm và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống.








-
Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với “ông lớn” năng lượng Pháp, bàn hợp tác thủy điện tích năng, điện hạt nhân
Tại buổi làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị EDF phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam....
-
5 dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư nằm ở đâu, quy mô ra sao?
UBND tỉnh Trà Vinh vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 5 dự án nhà máy điện gió đặt tại thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải, với tổng mức đầu tư hơn 13.800 tỷ đồng.
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...