Khách hàng bao vây trụ sở CEN Homes tại Đà Nẵng để đòi công ty này và Công ty Bách Đạt An trả sổ đỏ của dự án Sentosa Riverside
Khóc với cuốn sổ đỏ... hình thành trong tương lai
Nhiều nhà đầu tư vì cả tin vào những lời cam kết ngọt ngào đến từ các đơn vị môi giới và chủ đầu tư nên đã mạnh dạn xuống tiền góp vốn, đặt chỗ để mua các sản phẩm đất nền dự án từ rất sớm.
Thậm chí, có trường hợp góp vốn mua đất nền từ khi các dự án có hồ sơ pháp lý chưa đảm bảo, chưa được Nhà nước giao đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa được đầu tư hoàn thiện, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước...
Sự “mạnh dạn” kể trên không những không mang lại kết quả tích cực nào mà còn khiến nhiều người phải khổ sở, đang chạy vạy khắp nơi để đòi chủ đầu tư giao đất, giao sổ đỏ.
Công cuộc đi đòi đất và sổ đỏ không chỉ trong vài tháng, một năm mà còn kéo dài trong nhiều năm liền, thậm chí có trường hợp kéo dài hàng chục năm.
Đơn cử như trường hợp nhóm nhà đầu tư liên tục phản ánh việc họ góp vốn, đặt mua đất nền tại dự án khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), đến nay đã hơn 10 năm nhưng Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư nông nghiệp, nông thôn và Dịch vụ thể thao du lịch STO (chủ đầu tư dự án) chưa hoàn thành các thủ tục pháp lý, nghĩa vụ tài chính để bàn giao đất cho người dân theo cam kết.
Hay trường hợp của chị T (quê ở thành phố Đà Nẵng). Mấy năm trước, chị cùng một số nhà đầu tư khác góp vốn mua đất nền ở các dự án do Công ty Cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Chi T cho biết đã nhiều năm trôi qua, bản thân chị và nhiều người khác đã đóng đủ số tiền theo hợp đồng góp vốn, nhưng chị vẫn chưa thấy “mặt mũi” của mảnh đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình ở đâu.
Tiếp xúc với chúng tôi, chị dành phần lớn thời gian để kể hết những nhọc nhằn, khó khăn, khổ sở khi bỏ tiền ra mua đất nền dự án để rồi nhiều năm liền mòn mỏi đợi chờ và cho đến nay vẫn chưa được nhận đất và sổ đỏ.
Chi T cho biết chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu và cảm nhận hết những nỗi khổ sở ấy, rất khó để có thể nói hết thành lời. Từ bài học thực tiễn của bản thân, chị cũng khuyên nhiều người hãy nói không với các dự án bất động sản “bán lúa non”.
Một dự án bất động sản tại thị xã Điện Bàn, Quảng Nam Ảnh: Lưu Bang
Vì sao nên nói không với các dự án “bán lúa non”?
Một dự án bất động sản từ lúc được chấp thuận chủ trương đầu tư cho đến khi đầu tư hoàn thành xây dựng, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cả một quá trình.
Trong quá trình ấy, nhiều dự án bất động sản đã gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc đến từ nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc dự án bị chậm tiến độ hay thậm chí có thể bị thu hồi.
Vì vậy, nhà đầu tư cần thận trọng với những lời cam kết mạnh mẽ đến từ những môi giới nhà đất về thời điểm hoàn thành dự án, thời hạn sẽ ra sổ đỏ cho khách hàng.
Mới đây, trong báo cáo gửi đến Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã lý giải nguyên nhân, vướng mắc dẫn đến chậm đầu tư hoàn thành các dự án Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng và dự án Khu đô thị Hera Complex Riverside.
Trong đó có nguyên nhân của việc trong thời gian từ cuối năm 2017 đến tháng 4/2019, toàn bộ các dự án Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc phải dừng triển khai để rà soát, cập nhật, điều chỉnh ranh giới quy hoạch dự án và khớp nối hạ tầng khung đô thị, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phân khu điều chỉnh 1/2000 mới được phê duyệt.
Ngoài ra, do không nắm đầy đủ các quy định của pháp luật và mong muốn đẩy nhanh đầu tư xây dựng các dự án để đảm bảo tiến độ đã cam kết với UBND tỉnh nên chủ đầu tư đã tiến hành chi tiền cho các hộ dân trong dự án và san lấp mặt bằng, triển khai thi công xây dựng khi chưa có quyết định phê duyệt phương án giải phóng mặt bằng, quyết định thu hồi đất, quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền.
Việc này đã làm mất hiện trạng cây cối, hoa màu, vật kiến trúc trên đất của các hộ sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê, dẫn đến Hội đồng thẩm định không thể kiểm tra thực tế, không thể thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Vướng mắc này đã khiến cho tiến độ của nhiều dự án bị chậm lại, buộc UBND tỉnh Quảng Nam phải giao các cơ quan chức năng vào cuộc thanh tra, tìm hướng xử lý.
Chưa hết, còn có nguyên nhân, một số hộ dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án chưa đồng thuận với chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nên gây khó khăn, làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thực hiện các dự án.
-
Công ty Thái Dương có 3 dự án bất động sản cùng lúc được Quảng Nam giãn tiến độ thực hiện
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi Công văn số 3442/UBND-KTN về việc điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Quảng Lăng, Khu đô thị Ngân Câu Villa, Khu dân cư mới Thái Dương 2 tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.
-
Quảng Nam điều chỉnh dự án Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò
UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án Khu công viên chuyên đề vui chơi giải trí Cổ Cò.
-
Quảng Nam ‘’chốt’’ thời điểm hoàn thành dự án Khu dân cư Tây Khương
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư Tây Khương, thị trấn Nam Phước và xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên.
-
Bộ Công an yêu cầu Quảng Nam cung cấp hồ sơ dự án X2 Hội An Resort & Residence
UBND tỉnh Quảng Nam vừa phát đi Công văn số 9339/UBND-KTN về việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến dự án Phát triển và kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn và biệt thự ven sông (tên thương mại là X2 Hội An Resort & Residence) để cung cấp cho V...