Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, trong những năm tới, về phát triển hạ tầng giao thông, tỉnh Bình Thuận sẽ tập trung nâng cấp các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, các tuyến kết nối ngang, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ khai phá tiềm năng của Tỉnh và kết nối phục vụ phát triển công nghiệp, du lịch, khu vực dân cư, đô thị.
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển mạng lưới đường sắt, đường biển và hàng không đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách. Đầu tư xây dựng cảng cạn và phát triển dịch vụ logistics.
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là đòn bẩy để Bình Thuận vươn mình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt hạ tầng có ý nghĩa với thị trường bất động sản.
Bình Thuận là địa phương sở hữu đường bờ biển dài, nhiều bãi biển nổi tiếng để phát triển bất động sản nghỉ dưỡng. Hiện nay, hàng loạt dự án nghỉ dưỡng đã và đang mọc lên tại Mũi Né, Phan Thiết, Kê Gà, Lagi...
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết thông xe đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Phan Thiết
Đường bộ
Đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường ven biển quốc gia theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia trên địa bàn; nâng cấp mở rộng hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc kết nối Vĩnh Hảo (Bình Thuận) - Liên Khương (Lâm Đồng) theo quy định hiện hành để tăng cường liên kết vùng, đẩy mạnh giao thương, phát triển dịch vụ, du lịch giữa các địa phương thuộc tiểu vùng Nam Tây Nguyên và tiểu vùng duyên hải Trung Bộ.
Nâng cấp, cải tạo, mở mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất quan trọng đạt từ cấp II - III, các tuyến còn lại tối thiểu đạt cấp IV.
Xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trục giao thông kết nối với mạng lưới giao thông quan trọng quốc gia (đường quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc, đường ven biển quốc gia, đường sắt, cảng hàng không Phan Thiết, bến cảng Vĩnh Tân, bến cảng Sơn Mỹ) đến các khu đô thị, du lịch (nhất là Khu du lịch ven biển quốc gia Mũi Né), các khu, cụm công nghiệp và các khu vực tiềm năng phát triển của Tỉnh, bao gồm:
Đầu tư 9 tuyến giao thông kết nối liên thông với đường bộ cao tốc đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, quy mô tối thiểu 2 làn xe; 6 tuyến giao thông chính kết nối đến Cảng hàng không Phan Thiết, Khu du lịch quốc gia Mũi Né; phát triển 5 tuyến giao thông phục vụ phát triển dịch vụ logistics tại khu vực bến cảng Vĩnh Tân.
Đầu tư tuyến đường ven biển nối trung tâm Phan Thiết với khu vực phía Nam và phía Bắc Phan Thiết. Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo quy mô, tính chất đô thị. Dành quỹ đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình ngầm và trồng cây xanh.
Đường sắt
Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường nhánh kết nối đến bến cảng Vĩnh Tân phục vụ vận tải hàng hóa cho khu vực logistics Vĩnh Tân.
Cải tạo tuyến nhánh từ ga Bình Thuận đến ga Phan Thiết phục vụ vận tải hành khách chất lượng cao; xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam theo quy hoạch được phê duyệt; xây dựng hệ thống các ga đường sắt và hạ tầng kết nối với hệ thống giao thông đối ngoại.
Cảng biển
Hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các bến cảng trên địa bàn Tỉnh, trong đó bến cảng Vĩnh Tân, bến cảng Sơn Mỹ phục vụ phát triển công nghiệp, năng lượng; bến cảng Kê Gà phục vụ nhà máy điện khí LNG Kê Gà.
Bến cảng Phú Quý, bến cảng Phan Thiết phục vụ cho vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển du lịch.
Nghiên cứu xây dựng các bến cảng du lịch và bến cảng chuyên dùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến sâu titan gắn với xuất khẩu sản phẩm tại vị trí phù hợp bảo đảm phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cảng hàng không
Xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng Cảng hàng không Phan Thiết đạt cấp 4E, công suất đạt 3 triệu hành khách/năm theo đúng tiến độ; thực hiện duy tu, bảo dưỡng và nghiên cứu cải tạo, nâng cấp, mở rộng năng lực khi cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển của Tỉnh.
Nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay chuyên dùng tại huyện đảo Phú Quý theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cảng cạn
Thu hút đầu tư xây dựng 1 cảng cạn tại huyện Hàm Thuận Nam cung cấp các dịch vụ cảng cạn theo hành lang vận tải Quốc lộ 1.
Nghiên cứu thu hút đầu tư xây dựng 2 cảng cạn khi đảm bảo đủ điều kiện nhằm phục vụ cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại các khu công nghiệp của tỉnh và phân phối hàng hóa nhập khẩu cho khu vực, vùng lân cận, bao gồm: cảng cạn Hàm Tân; cảng cạn Vĩnh Tân; quy mô mỗi cảng cạn từ 6 - 12 ha.
-
Dự án sân bay Phan Thiết đang làm tới đâu?
Dự án sân bay Phan Thiết sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng trước ngày 30/11. Trong khi đó, các cơ quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thẩm định, điều chỉnh chủ trương đối với hạng mục hàng không dân dụng.
-
Vị trí dự kiến sẽ triển khai 2 dự án điện gió hơn 9.300 tỷ tại Bình Thuận
Hai dự án điện gió gần bờ có mức đầu tư hơn 9.300 tỷ đồng được Công ty INCOTECH đề xuất triển khai tại thị xã La Gi, các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Nam của tỉnh Bình Thuận.
-
Bình Thuận ra ‘’tối hậu thư’’ cho Công ty TNHH Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Phú Thịnh
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa có ý kiến chỉ đạo liên quan đến dự án Khu chung cư căn hộ nhà ở xã hội Phú Thịnh tại phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết.
-
Bình Thuận tìm chủ đầu tư cho dự án đô thị 220ha
Khu đô thị thương mại dịch vụ mới Hàm Tiến – Mũi Né (khu III) có tổng diện tích sử dụng đất gần 220ha đang được UBND tỉnh Bình Thuận mời gọi nhà đầu tư.