CafeLand - Malaysia sẽ áp mức thuế chống bán phá giá với một số sản phẩm thép mạ nhôm kẽm của Việt Nam từ 3,06-37,14%; Trung Quốc từ 2,18%-8,88% và Hàn Quốc từ 9,98- 34,94%.

Đây là kết luận cuối cùng do Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) mới ban hành về việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ nhôm kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Các sản phẩm có mã HS: 7210.61.11 00, 7210.61.12 00, 7210.61.19 00, 7210.61.91 00, 7210.61.92 00, 7210.61.99 00, 7212.50.23 00, 7212.50.24 90, 7212.50.29 10 và 7212.50.29 90;

Theo MITI, có sự tồn tại của hành vi bán phá giá, tạo ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Malaysia và xác định biên độ phá giá của Việt Nam từ 1,56% đến 37,14%.

Theo danh sách MITI công bố, Công ty Tôn Phương Nam (SSSC) được xác định có biên độ bán phá giá không đáng kể (dưới 2%) nên không bị áp dụng biện pháp CBPG. Tôn Hoa Sen chịu mức thuế cao nhất với 16,55%, xếp sau là Tôn Đông Á ở mức 15,87% và Tây Nam Steel ở ngưỡng 5,48%, Nam Kim chịu mức thuế 3,04%,...

Mức thuế CBPG áp dụng đối với doanh nghiệp còn lại của Việt Nam từ 3,06-37,14%; Trung Quốc từ 2,18%-8,88% và Hàn Quốc từ 9,98- 34,94%.

Trước đó vào tháng 9, MITI cũng đã ban hành kết luận sơ bộ đối với vụ việc điều tra CBPG đối với một số sản phẩm thép mạ nhôm và kẽm có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Cơ quan này áp dụng thuế CBPG tạm thời, nhằm ngăn chặn thiệt hại của ngành sản xuất trong nước trong vòng 120 ngày, bắt đầu từ ngày 14/8/2020 với mức thuế sơ bộ được áp dụng đối với Việt Nam từ 3,94% - 37,14%, Trung Quốc từ 2,17% - 18,88% và Hàn Quốc từ 9,98% - 34,94%.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.