Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 4/2022, Việt Nam đạt hơn 430.000 tấn phế liệu, tăng 48% so với mức 290.000 tấn của tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng nhập khẩu phế liệu của nước ta trong giai đoạn này đã giảm 22% so với mức 550.000 tấn của tháng 4/2021.
Lượng phế liệu sắt thép đổ về Việt Nam trong tháng 4/2022 tăng đột biến
Được biết, do những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong tháng 3 nên nhu cầu về mặt hàng phế liệu ở trong nước ở mức thấp. Sang đến tháng 4, các nhà máy thép trong nước đẩy mạnh sản xuất cùng với những chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ đã giúp nhu cầu phế liệu dần hồi phục và lượng nhập khẩu tăng trở lại.
Trong giai đoạn này, Nhật Bản vẫn là nhà cung cấp phế liệu lớn nhất của Việt Nam với 160.000 tấn, tiếp theo là Mỹ với 80.000 tấn. Tính chung trong quý 1/2022, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản với khoảng 252.825 tấn, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích tái chế, phục vụ cho đầu vào sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, Hiện 42% sản lượng thép xây dựng trong nước được sản xuất từ phế liệu thép, có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt.
Về giá nhập khẩu phế liệu sắt thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, hiện giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á đang ở mức 624 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/4. Mức giá này tăng 44 USD/tấn so với hồi đầu tháng 3/2022.
Mới đây, nhiều thương hiệu thép trong nước như Hoà Phát, Việt Đức, Việt Ý, Thép Thái Nguyên, Thép miền Nam đều đồng loạt thông báo điều chỉnh giảm giá thép từ ngày 11/5. Theo đó, Mức giảm phổ biến từ khoảng 300.000 – 920.000 đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.
-
Sắt thép phế liệu có được áp dụng mức thuế suất 8%?
Bộ Tài chính kết luận mặt hàng sắt, thép, chì kẽm, nhôm, đồng… (bao gồm phế liệu, phế phẩm) không thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.