04/11/2022 6:17 PM
Trong báo cáo “Vietnam At A Glance – Nâng cấp lực lượng lao động” vừa phát hành, các chuyên gia của Ngân hàng HSBC cho rằng, Việt Nam đã chuyển dịch đáng kể từ một nền kinh tế dựa trên nông nghiệp thành một trung tâm sản xuất nổi bật. Tuy nhiên, để tiếp tục hỗ trợ đà tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cần nâng cấp thị trường lao động mà trong đó, giáo dục là vấn đề chính yếu.

Ảnh minh hoạ.

Những gián đoạn do COVID-19 giờ đã nằm lại phía sau đối với Việt Nam nhưng nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa lại sụt giảm, đây là dịp thích hợp để xem lại kế hoạch cơ cấu nhằm cải thiện năng suất lao động, theo HSBC.

HSBC cho rằng thị trường lao động Việt Nam là một vấn đề đặc biệt cần xem xét nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào, có người cho rằng đã bước vào, giai đoạn hậu “dân số vàng”. Tới năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu có thu nhập thuộc nhóm trên của các nước thu nhập trung bình của thế giới và nâng GDP bình quân đầu người lên khoảng 7.500 USD.

Ngay thời điểm hiện tại, các công việc không đòi hỏi tay nghề chỉ chiếm một phần tư lực lượng lao động của Việt Nam. Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) đã ước tính rằng chỉ 9% nghề nghiệp ở Việt Nam có thể được xếp vào dạng tay nghề cao trong năm 2021, so với 65% ở Singapore. Vì vậy, giảm chi phí cơ hội cao của giáo dục phổ thông trung học có thể là một cân nhắc hiệu quả cho chính phủ nhằm đưa ra hành động, theo HSBC.

Trong ngành sản xuất, Việt Nam chủ yếu thu hút các công việc thủ công như lắp ráp linh kiện, xuất phát từ việc tận dụng lợi thế cạnh tranh về lương. Theo Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Japan External Trade Organization - JETRO), lương công nhân sản xuất do các công ty Nhật Bản trả ở Việt Nam chỉ bằng hơn một nửa so với Malaysia và Thái Lan. Một yếu tố khác là mức độ phổ cập giáo dục phổ thông cho người dân Việt Nam ở mức cao nhờ những cải cách giáo dục thành công của chính phủ trong giai đoạn những năm 2000 và những năm 2010.

Để Việt Nam duy trì đà tăng trưởng, HSBC cho rằng, phát triển thêm lợi thế cạnh tranh cho lực lượng lao động là một việc quan trọng. Cải thiện giáo dục và đầu tư thêm cho nguồn nhân lực đã được nhấn mạnh là một trong những trụ cột trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của chính phủ cho giai đoạn 2021-

Biểu đồ 5: Lao động không tay nghề hiện nay chiếm khoảng một phần tư tổng số lao động có việc làm

Theo HSBC, lực lượng lao động Việt Nam hiện tại ngày càng tiếp xúc với các kỹ năng và kiến thức giá trị gia tăng cao hơn.

“Có nhiều dấu hiệu cho thấy gia tăng về lĩnh vực sản xuất đang thể đi vào những ngành tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn. Foxconn, một nhà cung cấp lớn của Apple, gần đây đã đầu tư thêm 300 triệu USD nhằm mở rộng hoạt động ở Việt Nam”, HSBC cho biết.

“Dự định sản xuất thêm sản phẩm công nghệ tân tiến như đồng hồ Apple của họ là những dấu hiệu cho thấy lực lượng lao động Việt Nam đang tiến dần lên trong chuỗi giá trị sản xuất”, HSBC nhấn mạnh.

Một tên tuổi lớn trong ngành phần mềm giá trị gia tăng cao, Synopsys, cũng vừa công bố sẽ mở rộng hoạt động thiết kế bộ vi xử lý và quan trọng hơn là chuyển một phần chương trình đào tạo kỹ sư sang Việt Nam. Với quy mô lớn hiện tại của Samsung, việc có thêm doanh nghiệp lớn tham gia vào thị trường là một tin tốt với Việt Nam, tạo điều kiện cho việc chuyển giao kiến thức trở nên đa dạng hơn. Dòng FDI ổn định vào Việt Nam cũng góp phần duy trì việc làm ổn định, Tổng cục Thống kê ghi nhận tỷ lệ lao động có việc làm chính thức tăng hơn so với phi chính thức.

“Tựu chung lại, những bước phát triển của thị trường lao động Việt Nam tiếp tục duy trì tích cực. Sự hỗ trợ, phục hồi và cải thiệt của thị trường lao động rất đáng khích lệ nhưng những kết quả này có được chủ yếu là do phục hồi kinh tế sau đại dịch. Về lâu dài, trọng tâm cần đặt vào những biện pháp khác nhằm nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động Việt Nam nhằm thúc đẩy năng suất và duy trì đà tăng trưởng”, HSBC khuyến nghị.

  • HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng

    HSBC: Việt Nam nhiều khả năng dẫn đầu khu vực ASEAN về đầu tư phát triển hạ tầng

    Trong báo cáo “Triển vọng ASEAN – Củng cố tài khóa: Một chặng đường dài” vừa phát hành, Ngân hàng HSBC cho rằng, là một quốc gia liên tục đầu tư mạnh cho phát triển hạ tầng – tương đương 6% GDP mỗi năm, Việt Nam nhiều khả năng lại dẫn đầu khu vực ASEAN về mảng này. Nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và thích ứng với tốc độ đô thị hóa đang gia tăng, Việt Nam ngày càng cần nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng truyền thống.

Anh Mai
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.