Chính phủ phê duyệt chương trình Phục hồi Kinh tế - Xã hội, với trị giá 350 nghìn tỷ đồng để vực dậy nền kinh tế hậu Covid trong năm 2022. Trong đó, khoảng 113,5 nghìn tỷ đồng được đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng lớn bao gồm Đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn II và Sân bay Quốc tế Long Thành.

Công ty Chứng khoán KIS cho rằng, trong giai đoạn ngắn và trung hạn, các dự án cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu trong giai đoạn xây dựng.

Bên cạnh đó, nhà ở xã hội cũng là một mũi nhọn trong đầu tư công. Ngoài ra, chính quyền địa phương đang đẩy manh đầu tư vào các dự án đường cao tốc như đường vành đai 3 TP.HCM, đường vành đai 4 Hà Nội, Biên Hòa-Vũng Tàu…Các dự án cơ sở hạ tầng trên cả nước được kỳ vọng sẽ động lực tăng trưởng và vực dậy nền kinh tế hậu COVID-19.

Trong báo cáo mới phát hành, Công ty Chứng khoán KIS cho rằng, trong giai đoạn ngắn và trung hạn, các dự án cơ sở hạ tầng sẽ mang lại lợi ích cho các nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu trong giai đoạn xây dựng. Theo đó, các dự án sẽ cần một lượng lớn cát, đá và nhựa đường trong suốt giai đoạn xây dựng

Chứng khoán KIS đánh giá tích cực đối với cổ phiếu của ngành đá, cụ thể là Công ty Cổ phần Hoá An (mã: DHA) và Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Vật liệu xây dựng Biên Hòa (mã: VLB), đồng thời đưa Tổng Công ty Hóa dầu Petrolimex (mã: PLC) vào danh sách theo dõi với tư cách là nhà cung cấp nhựa đường.

Đối với nhà thầu xây dựng, KIS khuyến nghị Mua HHV của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo HHV và CTD của Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons vì là đối tượng hưởng lợi trực tiếp và gián tiếp từ các chính sách chi tiêu công trong trung và dài hạn. Đồng thời trong dài hạn, KIS dự báo bất động sản và logistics cũng sẽ được hưởng lợi đáng kể sau khi các dự án hạ tầng được hoàn thiện.

Dù vậy, KIS cho rằng phần thưởng sẽ không chia đều giữa các nhà thầu. Rủi ro cho các nhà thầu là khác nhau tuỳ thuộc vào các dự án.

Theo KIS, tốc độ giải phóng mặt bằng (GPMB) chậm, vật liệu khan hiếm là những thách thức cho các nhà thầu khi tham gia các dự án. Chính phủ trả tiền cho các nhà thầu sau khi hoàn thành từng phân đoạn. Việc chậm thanh toán đòi hỏi phải có thêm vốn lưu động, và thường được xử lý bằng cách đi vay hoặc phát hành cổ phiếu. Thời gian trì hoãn càng lâu thì tỷ suất lợi nhuận gộp của dự án càng thấp, vì cần phải trả chi phí cố định. Các nhà thầu lớn ngần ngại tham gia đấu thầu các dự án cơ sở hạ tầng do giá vật liệu xây dựng, nhiên liệu, nhân công và hậu cần đều theo định mức cũ.

KIS chỉ ra rằng, đoạn Diễm Châu – Bãi Vọt của CTBN1 là một ví dụ điển hình, trong đó sự thiếu linh hoạt trong hợp đồng và chi phí vật liệu đắt đã dẫn đến chi phí tăng 15-20%, khiến nhà thầu thiệt hại 2 tỷ đồng cho mỗi ngày chậm trễ.

Bên cạnh đó, một số nhà thầu bị ảnh hưởng bởi bất động sản đình trệ và chịu rủi ro thanh toán từ chủ đầu tư. Tập đoàn Hòa Bình (HBC) là nạn nhân điển hình khi HBC không trả được tiền cho thầu phụ.

Với những thách thức nêu trên, KIS cho rằng, nhà thầu phải cần có bảng cân đối kế toán vững chắc và khả năng huy động vốn trong một dự án quy mô lớn như vậy.

Theo quan điểm của KIS, dự án Long Thành được Nhà nước quan tâm hơn các dự án đường cao tốc. Đối với các dự án đường cao tốc, mặc dù có một số thách thức nêu trên, hầu hết các dự án có thể kết thúc đúng hạn nhờ sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ.

Với kết quả GPMB chậm trong nửa đầu năm 2023, KIS cho rằng chính phủ sẽ đẩy nhanh tiến độ giải ngân chi tiêu công trong nửa cuối năm 2023 bằng cách thúc giục chính quyền địa phương sớm giải quyết các nút thắt giải ngân. Tuy nhiên, một số dự án ở phía Nam có thể bị chậm tiến độ do nguồn cung đất san lấp khan hiếm.

Chủ đề: Đầu tư công 2024,
Khánh Chi
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.