Việc làm này gây xáo trộn diện tích và chất lượng chân ruộng trồng lúa.
Theo ông Phạm Hữu Kinh, Phó trưởng phòng Kinh tế TX.Điện Bàn, giai đoạn 2014 - 2017 trên địa bàn TX.Điện Bàn đã xây dựng 29 phương án cải tạo, chỉnh trang đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ công tác dồn điền đổi thửa với 492,5 ha được phê duyệt. Đến giữa tháng 4.2018, đã có 225,4 ha đất nông nghiệp được cải tạo, trong số đó có hơn 172 ha bàn giao cho nông dân trồng lúa. Các phương án cải tạo nêu trên đều thực hiện trên nền đất lúa, đất màu bậc thang không bằng phẳng, manh mún, khó khăn trong việc đưa nước về tưới, tiêu. “Sau khi chỉnh trang, mặt ruộng được cải tạo bằng phẳng, từ những thửa đất nhỏ sản xuất manh mún, nông dân chuyển dần sang sản xuất quy mô theo cánh đồng mẫu lớn kết hợp với cơ giới hóa, mang lại hiệu quả cao hơn”, ông Kinh nói.
Lợi dụng cải tạo đồng ruộng để... bán đất
Sở NN-PTNT Quảng Nam qua theo dõi công tác cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng có kết hợp thu hồi khoáng sản tại Quảng Nam, cũng cho rằng quá trình triển khai được kiểm tra chặt chẽ trước để xác định cánh đồng đó có thực sự cần thiết phải chỉnh trang đồng ruộng, hạ cao trình để tận thu khoáng sản hay không. Từ đó mới thống nhất chủ trương, phê duyệt phương án cho triển khai. Sau khi hoàn thổ, Sở tiếp tục kiểm tra xem doanh nghiệp có làm đúng theo quyết định đã được duyệt. Một số cánh đồng sau cải tạo hiệu quả cao hơn trước, có mặt bằng để hình thành thửa ruộng lớn hơn. Kinh phí từ việc thu hồi khoáng sản cũng cho phép cơ quan chức năng tổ chức làm lại các bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương nội đồng bài bản hơn...
Đất trồng lúa mà xáo trộn tầng canh tác và lấy thêm nhiều lớp kế tiếp sẽ dẫn đến mất tầng đế cày. Các giáo trình đều khuyến cáo phải bù rất nhiều lượng phân hữu cơ và phải mất từ 3 - 4 năm đất ruộng lúa mới hồi phục được Ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam |