19/03/2012 2:55 AM
Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam "bùng nổ" về số lượng.Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống chỉ đơn thuần về mặt số lượng, không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng.

Năm 2011 khép lại với nhiều khó khăn trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Trong suốt thập niên vừa qua, hệ thống tài chính Việt Nam "bùng nổ" về số lượng, với 5 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó có 2 ngân hàng thương mại đã cổ phần hóa là Vietcombank và Vietinbank); 37 ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó có 13 ngân hàng thương mại chuyển đổi từ mô hình nông thôn lên thành thị; 40 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 5 ngân hàng liên doanh 18 công ty tài chính; 12 công ty cho thuê tài chính; 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của hệ thống chỉ đơn thuần về mặt số lượng, không đi kèm với sự cải thiện về chất lượng.


Các thống kê và phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua chỉ ra rằng, mặc dù đóng vai trò lưu thông tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, song ngân hàng Việt Nam "đông nhưng không khỏe".


Rủi ro thanh khoản cao (do mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, biểu hiện qua việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm tăng lên gần 30%); mất kiểm soát trong quản lý rủi ro tín dụng (chịu tác động từ sự đóng băng của ngành bất động sản và xu hướng tụt dốc của thị trường chứng khoán); mất cân đối tiền tệ trong hệ thống ngân hàng (tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoại tệ tính tới tháng 12/2012 giảm xuống còn 24% từ mức 28% trong tổng dư nợ toàn hệ thống); nợ xấu luôn được coi là mối lo ngại hàng đầu của ngành ngân hàng (tính tới tháng 12/2011, ước tính nợ xấu toàn ngành vào khoảng 3,3% tổng dư nợ, tương đương với khoảng 85 nghìn tỷ VND, trong đó có khoảng 47% nợ xấu ở dạng có nguy cơ không thu hồi được); khả năng quản trị của các ngân hàng khá yếu kém... gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.


Tăng trưởng của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 10 năm

Lối đi nào cho sáp nhập ngân hàng Việt Nam?


Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển ngoài tầm kiểm soát, cơ cấu phức tạp và khó hệ thống hóa, thì nhu cầu cấp thiết cần đặt ra với Chính phủ mỗi quốc gia là phải tái cơ cấu nền kinh tế. Lúc này, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu cho tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng được quan tâm hơn cả. Trong năm 2011, với sự tham gia của một số quỹ đầu tư và các ngân hàng nước ngoài, một số ngân hàng Việt Nam đã thực hiện thành công việc mua bán cổ phần của mình, giúp tăng nguồn vốn kinh doanh và cải thiện tình hình quản trị và ứng dụng công nghệ, điển hình như: Standard Chartered và ACB, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) và Techcombank, OCBC và VPBank, Deutsche Bank và Habubank, Ngân hàng Singapore (UOB) và Ngân hàng TMCP Phương Nam (PNB), Maybank và ABBank...


Tuy vậy, hoạt động M&A ngành ngân hàng chỉ thực sự khởi động và trở thành điểm nóng khi Chính phủ ra chỉ thị "cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ", mở đầu công cuộc bằng việc hợp nhất 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank) và Ngân hàng TMCP Tín nghĩa, dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với vai trò là đại diện vốn Nhà nước tại ngân hàng mới sau sáp nhập.


Lối đi nào cho sáp nhập ngân hàng Việt Nam?


Theo nhận định của Th.s Lê Văn Hinh- Công ty Quản lý quỹ SHB, việc hợp nhất 3 ngân hàng trên theo cách tự nguyện là giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh thực tại, mà không gây nên các hiệu ứng thái quá đến hệ thống ngân hàng, nền kinh tế nói chung và người gửi tiền nói riêng. Việc tự nguyện sáp nhập này sẽ sẽ giúp ổn định hóa tính thanh khoản cho ngân hàng mới, hợp lý hóa quy mô hoạt động, tăng cường khả năng quản trị, xác lập kỷ cương thị trường mà không phá vỡ chính sách tiền tệ.


Tham khảo ý kiến của một số chuyên gia phân tích kinh tế về nhận định xu thế sáp nhập ngân hàng Việt Nam, hầu hết đều cho rằng, quá trình M&A ngành ngân hàng sẽ diễn ra sôi nổi và kịch tính hơn trong năm tới. Nếu lịch sử tài chính tiền tệ Việt Nam từng ghi nhận 3 giai đoạn cải cách tiền tệ trước đây bao gồm: (i) Xác lập nền tiền tệ ngân hàng xã hội chủ nghĩa và đi đến một nền tiền tệ ngân hàng thống nhất (từ 1951 đến 1990), (ii) Chuyển đổi hệ thống tiền tệ ngân hàng sang thời kỳ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa (từ 1991 đến 2000), (iii) Cải cách mở cửa hệ hệ thống tiền tệ ngân hàng, hội nhập quốc tế (2001-2011), thì nay có thể sẽ là thời điểm cột mốc thứ tiếp theo để "thay máu" cho toàn ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Chắc chắn phương thức sáp nhập tự nguyên áp dụng cho cơ cấu lại các ngân hàng Việt Nam sẽ thành công và trong thời gian tới, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến thêm một số thương vụ tự nguyện sáp nhập trên lĩnh vực ngân hàng. Thêm vào đó, gần đây, lãnh đạo ngành ngân hàng cũng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại khu vực ngân hàng với mục tiêu chính là tăng cường năng lực tài chính, khả năng tuân thủ và minh bạch hóa thông tin của hệ thống, dự kiến trong năm 2012 này sẽ có thêm từ 5 đến 8 ngân hàng được sáp nhập lại.


Những dấu hiệu khả quan và các động thái hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ cho quá trình M&A ngành ngân hàng đã chứng minh rằng, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào viễn cảnh tốt đẹp hơn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chắc chắn khi hệ thống tài chính đã đi vào quỹ đạo, cơ hội để thoát khỏi khủng hoảng và phục hồi nền kinh tế Việt Nam sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian không xa.


Buổi Lễ tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) và Diễn đàn FAST500 sẽ diễn ra vào ngày 10/04/2012 tại TP. Hồ Chí Minh, với sự đồng hành của VIETNAMWORKS. Đặc biệt trong buổi Lễ sẽ có sự xuất hiện của các diễn giả quốc tế đến từ Hoa Kỳ trình bày trước các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam về việc quản trị doanh nghiệp và tái cấu trúc doanh nghiệp.. Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Bảng xếp hạng FAST500 được công bố để nghi nhận một cách khách quan thứ hạng về tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh mà các doanh nghiệp xuất sắc của Việt Nam đã nỗ lực đạt được. Thông tin chi tiết đuợc đăng tải trên website: www.fast500.vn.

Theo VEF
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.