Thử nhìn lại tình trạng loạn giá vàng trong những tuần vừa qua để xem ai sẽ là người hưởng lợi từ việc này và mục tiêu bình ổn giá vàng của Ngân hàng Nhà nước có thực hiện được không?
Ảnh: Thanh Tao.
Tuần qua, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông báo vẫn cho các loại vàng miếng khác tồn tại sau khi Nghị định quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh vàng có hiệu lực, giá vàng SJC đột ngột hạ hơn một triệu đồng mỗi lượng. Động thái này là nhằm thực hiện quyết định bán vàng bình ổn của NHNN, theo thừa nhận của cả SJC lẫn các ngân hàng tham gia bình ổn.
Giá vàng SJC - nhảy loạn xạ vì bình ổn
Để hiểu rõ hơn việc này có lẽ cần quay lại diễn biến trước đó một chút. Sau khi NHNN trình Chính phủ dự thảo nghị định nói trên trong đó ngụ ý rằng chỉ cho phép duy nhất SJC được sản xuất, gia công vàng miếng, một số thương hiệu vàng miếng đã “đại hạ giá” lên đến gần một triệu đồng/lượng so với giá bán của SJC.
Những diễn biến này làm cho nhiều chuyên gia suy đoán rằng, có thể xem việc một số thương hiệu “đại hạ giá” là cơ hội để bình ổn giá vàng. Mặc dù vậy, thực tế cho thấy đây không phải là một cơ hội tốt bởi vì ngay khi SJC đột ngột giảm giá vàng hơn 1 triệu đồng/lượng và thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới còn khoảng 800.000 đồng/lượng thì các nhà đầu tư vàng ngay lập tức xếp hàng rồng rắn để mua “vàng bình ổn”. Lực mua quá lớn đã đẩy giá vàng SJC tăng mạnh trở lại, kéo giãn khoảng cách giá vàng SJC với giá vàng thế giới lên 1,5 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, giá vàng SJC liên tục giảm rồi tăng với biên độ lên đến cả triệu đồng/lượng do tác động của một bên là lực mua của nhà đầu tư và một bên là lực bán các doanh nghiệp, ngân hàng bình ổn. Nhưng cuối cùng mức giá “vàng bình ổn” vẫn luôn cao hơn giá thế giới trên một triệu đồng/lượng và mục tiêu bình ổn vẫn không đạt được.
Trong khi giá vàng SJC nhảy múa theo hoạt động bình ổn thì các thương hiệu khác cũng nhanh chân bám sát giá vàng SJC chứ không còn đại hạ giá như trước nữa. Kết quả giá vàng của các thương hiệu vẫn bám sát nhau và bỏ xa vàng thế giới đến 1,5 triệu đồng/lượng. Một lần nữa người mua vàng trong nước vẫn phải mua vàng giá cao và khả năng bình ổn thị trường vàng trong nước của NHNN bị nghi ngờ. Trong khi đó, các nhà đầu cơ đã thu về một khoản lợi nhuận lớn nhờ động thái “đại hạ giá” vàng của một số thương hiệu và người chịu thiệt không ai khác chính là người dân mua vàng nhỏ lẻ.
“Đại hạ giá” vì sợ độc quyền hay có dấu hiệu làm giá?
Trước khi SJC hạ giá bán vàng, một trong những doanh nghiệp tiên phong hạ giá vàng miếng là Bảo Tín Minh Châu, lúc đầu mức hạ chỉ là 200.000- 300.000 đồng/lượng sau đó mức hạ giá mạnh dần và có lúc thấp hơn giá vàng SJC một triệu đồng/lượng. Tiếp sau Bảo Tín Minh Châu là thương hiệu AAA của Công ty Vàng Agribank, mức hạ giá của doanh nghiệp này cũng vào khoảng một triệu đồng/lượng. Quan sát diễn biến giá của một số thương hiệu “đại hạ giá” cho thấy có cơ sở để tin rằng các thương hiệu vàng đã bị làm giá trong “cơn loạn giá vàng”.
Thứ nhất, giá vàng các thương hiệu không giảm giá ngay sau khi có thông tin NHNN trình dự thảo nghị định về quản lý thị trường vàng mà phải sau đó một khoảng thời gian tương đối dài, khi doanh nghiệp đầu tiên hạ giá bán ở mức thấp chỉ khoảng 200.000-300.000 đồng/lượng, lực bán của nhà đầu tư mới bắt đầu tăng mạnh làm cho giá vàng các thương hiệu giảm mạnh và mức giảm được nâng đến gần một triệu đồng/lượng. Điều này đặt ra giả thuyết rằng phải chăng đã có “bàn tay vô hình” kích thích việc đẩy giá vàng các thương hiệu này đi xuống?
Thứ hai, trong khi các nhà đầu tư phải nhận khoản lỗ lớn do đã trót mua vàng với giá cao trước đó thì các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã mua được một lượng lớn vàng với giá thấp hơn nhiều so với giá vàng SJC. Lượng vàng này hứa hẹn mang đến khoản lợi nhuận không nhỏ cho các doanh nghiệp, bởi vì nếu các thương hiệu này bị xóa sổ thì họ chỉ cần đem số vàng “có xuất xứ rõ ràng” này gia công lại thành vàng SJC với chi phí vài chục ngàn đồng/lượng là có thể thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá. Ngược lại, nếu các thương hiệu vẫn được tồn tại, giá vàng của các thương hiệu này sẽ nhanh chóng tăng trở lại và do đó các doanh nghiệp cũng sẽ thu được lợi nhuận. Như vậy, trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp mua vào đều là người hưởng lợi
Mặt khác, cho dù đã hạ giá bán rất mạnh so với thương hiệu SJC nhưng mức giá của các thương hiệu vàng này vẫn cao hơn giá vàng thế giới trên 500.000 đồn
g/lượng, tức vẫn nằm trên mức mà NHNN xem là đang có dấu hiệu làm giá. Nếu mức giá giảm về vùng giá tương đương với giá vàng thế giới thì lực mua của nhà đầu tư sẽ tăng trở lại và lúc này tương quan giữa lực mua và bán sẽ tương đồng. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp này sẽ không mua ròng được vàng từ nhà đầu tư và do đó sẽ chẳng thu được lợi ích từ việc giá vàng giảm. Nói cách khác, mức hạ giá vàng có vẻ như nằm trong sự tính toán của các nhà đầu cơ để thu được lợi ích lớn nhất.
Thứ ba, nếu so sánh giá vàng của các thương hiệu này với giá của “vàng chợ” trong thời gian “đại hạ giá”, chúng ta có thể thấy giá vàng của các thương hiệu này thậm chí còn thấp hơn giá của “vàng chợ”. Đây là điều hết sức phi lý và có thể là dấu hiệu trực quan nhất chứng minh các thương hiệu vàng này đang bị làm giá.
Đâu là nguyên nhân?
Như vậy, tình trạng “loạn giá vàng” trong thời gian vừa qua đã cho thấy hai vấn đề:
Thứ nhất, sự biến động giá vàng của một vài thương hiệu cho thấy khoảng trống thông tin sau khi NHNN trình dự thảo nghị định vàng không được xử lý một cách đúng đắn đã gây ra tâm lý bất ổn đối với nhà đầu tư, tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ làm giá trên thị trường vàng. Điều này đòi hỏi NHNN cần có cơ chế thông tin minh bạch, kịp thời và lường trước được phản ứng của thị trường trước các động thái chính sách của mình. Hơn nữa, NHNN cần phải mạnh tay hơn trong việc chống nạn đầu cơ, làm giá để lập lại trật tự trên thị trường vàng.
Thứ hai, quyết định bán vàng bình ổn có vẻ như chưa tính toán lực cung - cầu của thị trường một cách hợp lý. Hoạt động bán hàng bình ổn như vậy chỉ làm lợi cho các nhà đầu cơ bởi họ có thể mua thấp bán cao để thu lợi nhuận. Điều này có thể làm cho hiệu lực chính sách và uy tín của NHNN trong hoạt động bình ổn thị trường giảm sút đáng kể.
Theo Hoàng Xuân Huy (TBKTSG)
VIP
Nhà Quận 10 Nguyễn Ngọc Lộc 4 tầng BTCT hoàn công đủ hẻm xe hơi.
4 tỷ 600 triệu- 38m2
Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0963141***
VIP
Chuyển nhượng căn hộ Park Legend tầng cao ( 2 PN2 WC ); full nội thất cấp.
6 tỷ - 71m2
Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0938825***
VIP
Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP
Giỏ hàng giới hạn - Các căn biệt thự 10x22m. Giữ chổ sớm ưu tiên vị trí đẹp.
24 tỷ - 220m2
Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0899300***
VIP
IZUMI giõ hàng từ chủ đầu tư, thanh toán theo tiến độ, chiết khấu lên đến 1 tỉ
6 tỷ 50 triệu- 117m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0981046***
VIP
Căn góc 3PN view ngắm trọn Sông Mã và Tp Thanh Hóa tại căn hộ Vinhomes Thanh Hóa
3 tỷ - 62m2
TP. Thanh Hóa, Thanh Hóa
Hôm nay
0913851***
VIP
bán căn hộ the felix cđt c-holdings, căn hộ 46m2 - 1 phòng ngủ + 1 giá 1 tỷ 480
1 tỷ 480 triệu- 46m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0981840***
VIP
Vị trí view 3 mặt tiền biển, giá ngộp nhất khu chỉ 1tỷ320tr đã bao gồm thuế phí
1 tỷ 320 triệu- 120m2
Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hôm nay
0933711***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: thị trường vàng