Ngày 4/11, Bộ Công Thương phối hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 135/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 22/10/2024, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP, quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng gồm nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh được đầu tư, xây dựng theo đúng quy định.
Trong đó, 9 chính sách khuyến khích các cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ giúp thúc đẩy hơn quá trình tham gia của toàn xã hội trong bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia.
Đây là những quy định quan trọng trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo, giảm tác động đến môi trường, hiện thực hóa chiến lược phát triển năng lượng bền vững; đồng thời, tạo ra khung pháp lý thuận lợi giúp doanh nghiệp phát triển điện mặt trời nhanh chóng và hiệu quả.
Theo đó, Nghị định 135/2024/NĐ-CP được xây dựng dựa trên các nguyên tắc phát triển như phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng với các đối tượng được quy định tại Nghị định này; hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định.
Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định này, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phù hợp với hướng dẫn của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường và công suất; phối hợp cùng các đơn vị thực hiện thiết kế, lắp đặt, đấu nối kỹ thuật điện đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành cũng như mua sắm thiết bị phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.
Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh, Nghị định 135/2024/NĐ-CP nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, nghị định được ban hành mở ra nhiều cơ hội mới cho việc phát triển hệ thống điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các tổ chức, cá nhân.
Việc sớm đưa nghị định đi vào cuộc sống sẽ góp phần huy động được nguồn lực xã hội tham gia vào bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000 kW không cần phải xin giấy phép?
Hệ thống điện mặt trời mái nhà công suất dưới 1.000kW khi lắp đặt sẽ thực hiện theo phương thức hậu kiểm và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống.
-
Được bán tới 20% công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo nghị định về khuyến khích điện mặt trời mái nhà, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới. Đồng thời lưu ý nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.
-
“Khai tử” dự án xử lý rác thải, phát điện vốn đầu tư 45 triệu USD tại Hải Dương
UBND tỉnh Hải Dương vừa chấm dứt hoạt động dự án Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, phát điện với tổng mức đầu tư 45 triệu USD, có thể xử lý 500 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. Lý do là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng....
-
Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà có phải thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất?
Hệ thống sản xuất điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được xác định là thiết bị công nghệ gắn vào công trình xây dựng đối với trường hợp là nhà ở của hộ gia đình; công sở, công trình được xác định là tài sản công....
-
Bước tiến pháp lý mới tại dự án điện khí 54.000 tỷ đồng của Tập đoàn T&T ở Quảng Trị
Dự án này do tổ hợp nhà đầu tư gồm Tập đoàn T&T Group và 3 nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc là HANWHA - KOSPO - KOGAS làm chủ đầu tư tại xã Hải An, huyện Hải Lăng, Quảng Trị với tổng vốn gần 54.000 tỷ đồng....