Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP (VNSteel - Mã: TVN) vừa thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp đang nắm giữ tại Công ty TNHH Ống thép Việt Nam (Vinapipe).
Lỗ kỷ lục hàng trăm tỷ, VNSteel liên tiếp thoái vốn khỏi nhiều công ty liên doanh
Hiện VNSteel đang nắm giữ 50% vốn điều lệ của Vinapipe, tương đương 2,31 triệu USD, tính tại ngày 30/6. Cùng với VNSteel, SeAh Steel International là 1 trong 2 cổ đông tham gia góp vốn tại Vinapipe. Đây cũng là đối tác ngoại trong liên doanh được ưu tiên mua đầu tiên trong trình tự chuyển nhượng vốn của VNSteel.
Dựa trên cơ sở chứng thư thẩm định giá của Công ty TNHH Kiếm toán và Định giá Việt Nam (VAE), VNSteel đề xuất giá khởi điểm chuyển nhượng vốn góp là gần 79 tỷ đồng.
Theo đó, VnSteel dự kiến thu lãi chênh lệch gần 18 tỷ đồng so với giá trị vốn góp trên sổ sách nếu có thể chuyển nhượng vốn thành công.
Phía VNSteel cho biết, trong trường hợp SeAH Steel không mua lại phần vốn góp trong 30 ngày, VnSteel sẽ bán đấu giá theo phương thức trả giá lên và nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ.
Trường hợp đấu giá không thành công, việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện theo hình thức chào bán riêng lẻ cho dưới 100 nhà đầu tư.
Được biết, Công ty TNHH Ống thép Việt Nam là đơn vị sản xuất ống thép duy nhất tại miền Bắc trước năm 1996. Ở thời điểm hiện tại, Vinapipe không còn nằm trong các doanh nghiệp dẫn đầu trong thị phần ống thép, thay vào đó là các tên tuổi khác như Hoà Phát, Hoa Sen...
Trong năm 2022, Tổng công ty Thép Việt Nam sẽ thực hiện tái cơ cấu một số công ty con. Theo đó, ngoài việc dự định bán vốn góp tại Vinapipe, VNSteel trước đó chuyển nhượng toàn bộ 2,2 triệu cổ phần tại RedstarCera.
Ngoài ra, VNSteel cũng đã giải thể 2 doanh nghiệp là Công ty Vật liệu chịu lửa Nam Ưng vì kinh doanh không hiệu quả và Công ty TNHH Thép VPS - POSCO vì dự án đầu tư của công ty đã hết thời hạn hoạt động.
Về tình hình kinh doanh, Tổng Công ty Thép Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 8.588 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, phần lỗ trong công ty liên doanh, liên kết tăng mạnh lên 283 tỷ đồng so với khoản lỗ 32 tỷ trong quý 3/2021. Ngoài ra, do giá vốn hàng bán vẫn duy trì ở mức cao nên lợi nhuận gộp lao dốc, âm đến 271 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 354 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi các loại chi phí khác, VNSteel thông báo lỗ sau thuế 567 tỷ đồng. Đây cũng là mức lỗ kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.
Lũy kế 9 tháng đầu 2022, doanh thu của VNSteel đạt 30.378 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trong giai đoạn này âm ở mức 412 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 1.071 tỷ đồng.
-
VNSteel muốn thoái sạch vốn khỏi công ty sản xuất gạch ốp lát
Tổng công ty Thép Việt Nam muốn bán toàn bộ 2,2 triệu cổ phần đang nắm giữ tại RedstarCera với giá khởi điểm 30.262 đồng/cổ phần.








-
Một công ty thép Top đầu miền Nam tính huy động tiền từ cổ đông để trả nợ, bổ sung vốn để kinh doanh
Doanh nghiệp này dự kiến chào bán riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho tối đa 20 nhà đầu tư, nhằm huy động tối đa 730 tỷ đồng. Số tiền thu được nhằm thanh toán các khoản nợ vay, thanh toán các khoản nợ nhà cung cấp và bổ sung v...
-
Danh sách nợ xấu nghìn tỷ của hãng thép 37 năm tuổi có những doanh nghiệp nào?
Tính đến hết quý 1/2025, báo cáo tài chính thể hiện SMC đã trích lập dự phòng hơn 365 tỷ đồng cho hơn 1.000 tỷ đồng nợ xấu. Danh sách nợ xấu của hãng thép này xuất hiện nhiều cái tên doanh nghiệp bất động sản quen thuộc như Công ty TNHH Delta - Valle...
-
Bức tranh tài chính đối nghịch của doanh nghiệp ngành thép
Nhiều doanh nghiệp thép đã vượt khó, đạt lợi nhuận khá tốt trong quý 1/2025. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn đang chìm trong thua lỗ.