Thiên đường biển lớn nhất Việt Nam “ngủ quên”
Tuyến đường ven biển Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né dài hơn 150km, chạy qua 4 thiên đường biển nhiệt đới đẹp nhất của Việt Nam. Cung đường này dài gấp 4 lần đường biển Đà Nẵng – Hội An, gấp 5 lần đường biển Cam Ranh – Nha Trang và gấp 3 lần đường biển Hạ Long – Vân Đồn – Lan Hạ…
Không chỉ có chiều dài kỷ lục, cung đường này còn sở hữu những bãi biển với thiên nhiên hoang sơ, chưa bị bê tông hóa. Nếu như biển Bình Châu – Long Hải nằm nép mình bên rừng tràm nguyên sinh, thì biển La Gi – Kê Gà – Mũi Né sở hữu những bãi cát vàng bên rừng dương.
Tuyến đường ven biển Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né là cung đường biển dài nhất Việt Nam
“Sau dịch Covid, xu hướng nghỉ dưỡng của thị trường sẽ thay đổi. Những thành phố du lịch đã bị bê tông hoá mất dần sức hấp dẫn. Khám phá và thưởng ngoạn thiên nhiên trở thành xu hướng mới của thị trường. Tại khu vực phía Nam, sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của những thiên đường mới nổi, đón đầu xu hướng du lịch mới: Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né – Phan Thiết”, TS. Trần Nguyễn Minh Hải – chuyên gia địa ốc, Đại học Ngân hàng chia sẻ.
TS Hải cũng cho biết, lợi thế lớn nhất của trục du lịch biển này là thời tiết nhiệt đới ôn hòa, gần như không có khoảng thời gian phải đứng yên do mùa đông như biển miền Bắc, mùa mưa bão như biển miền Trung. Mặt khác, đây cũng là thị trường du lịch nằm sát TP.HCM với số dân khổng lồ khoảng 9 triệu người.
Sở hữu nhiều lợi thế vượt trội, thiên đường biển lớn nhất Việt Nam vẫn chưa phát huy đúng tiềm năng vốn có. Lượng khách du lịch tại Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né chủ yếu đến từ TP.HCM và các thị trường phía Nam với số ngày lưu trú và mức chi tiêu thấp. Số khách quốc tế chỉ chiếm tỷ lệ trên dưới 10%, bằng 1/3 – 1/4 tỷ lệ khách quốc tế của các thị trường như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Quảng Ninh.
Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Thuận, trong năm 2019, địa phương này đón hơn 6,4 triệu lượt khách lưu trú, trong đó khách quốc tế chưa tới 1 triệu lượt.
La Gi có vị trí trung tâm của cung đường biển đẹp nhất, lớn nhất Việt Nam
Theo TS Hải, nguyên nhân trục du lịch biển lớn nhất Việt Nam còn ngủ quên, phần lớn do sự hạn chế về hạ tầng. Các địa phương này đều không có sân bay khiến khách du lịch phía Bắc và khách quốc tế khó tiếp cận.
Hàng loạt siêu dự án được khởi công, đánh thức “nàng công chúa ngủ quên”
Cung đường du lịch biển Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né được ví như một nàng công chúa, nhưng lại là nàng công chúa ngủ quên trong rừng.
Tuy nhiên, trong năm 2021, hàng loạt siêu dự án hạ tầng đã được triển khai với mục đích đưa thiên đường biển nhiều tiềm năng này vượt qua Nha Trang, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch lớn nhất Việt Nam, thu hút trên 30 triệu lượt khách mỗi năm, tỷ trọng khách lưu trú dài hạn chiếm hơn 50%.
Cuối năm 2020, tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được thi công và đang bám sát tiến độ để đưa vào sử dụng từ cuối năm 2022.
Vào tháng 1/2021, sân bay quốc tế Long Thành – sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam với công suất 100 triệu hành khách/năm đã chính thức được khởi công. Bên cạnh đó, đầu năm 2021, sân bay Phan Thiết cũng chính thức được triển khai xây dựng, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2022.
Lễ khởi công sân bay Long Thành
Khi sân bay Long Thành, Phan Thiết hoàn thành, sẽ mang hàng chục triệu du khách quốc tế và phía Bắc tiếp cận với trục nghỉ dưỡng Long Hải – Bình Châu – La Gi – Mũi Né.
Trong 4 địa phương toạ lạc trên trục đường ven biển này, La Gi được đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng nhất khi nằm tại trung điểm của cả cung đường với đầu mút là 2 sân bay lớn nhất khu vực: Long Thành và Phan Thiết.
Theo đó, khách quốc tế và phía Bắc đến sân bay Long Thành, chỉ mất 1.5 giờ di chuyển theo tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết để đến La Gi. Khách di chuyển từ sân bay Phan Thiết cũng chỉ mất hơn 1 tiếng khi di chuyển theo tuyến cao tốc.
Ngoài 3 siêu dự án sân bay và cao tốc, trong 3 năm trở lại đây, 2 tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu đã chi hơn 2.000 tỷ đồng để nâng cấp trục đường ven biển Long Hải – Bình Châu – Lagi – Mũi Né.
Cụ thể, trong năm 2021, UBND tỉnh Bình Thuận đầu tư làm mới tuyến đường ĐT.719B kéo dài từ TP Phan Thiết đến La Gi – Kê Gà. Đường ĐT.719B có tổng mức đầu tư 998.955 tỷ đồng; thiết kế chiều dài 25.423m, bề rộng 16m, dải phân cách giữa 11.5m. Đường ĐT.719B sẽ kết nối quốc lộ 1A tạo động lực phát triển tứ giác du lịch TPHCM – Bà Rịa – Vũng Tàu – Lâm Đồng – Bình Thuận.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ đầu tư dự án nâng cấp mở rộng đường ĐT.719 Kê Gà – Tân Thiện – La Gi và đường ĐT.711 nối thẳng trực tiếp đến Bình Châu (Vũng Tàu). Tuyến đường này là một phần của tuyến đường ven biển quốc gia Bình Thuận, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế – xã hội.
Dự kiến tuyến đường phải nâng cấp mở rộng có chiều dài 32.458 m, rộng 8m, nền đường rộng 9m. Riêng các đoạn qua trung tâm xã Tân Thành, Tân Tiến, Tân Bình có mặt đường rộng 12m, nền đường rộng 15m. Trên đường sẽ làm 1 cầu mới chiều dài 12.8m, rộng 9m tại Km 50 + 384.76. Tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng.
Hiện tại, La Gi là địa phương được hưởng lợi nhiều nhất khi nằm tại trung điểm các công trình trọng điểm lớn và thụ hưởng mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi giữa TP.HCM – TP.Vũng Tàu và Phan Thiết.
-
Bình Thuận ‘lệnh’ đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
UBND tỉnh Bình Thuận vừa chỉ đạo đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ); xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn tỉnh.
-
Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian muốn đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô 300 ha tại Bình Thuận
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận vừa làm việc với Công ty Cổ phần Tập đoàn Stavian để nghe báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp phía Nam tỉnh Bình Thuận....
-
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết: Cú hích đột phá cho bất động sản du lịch Bình Thuận
Hơn cả vai trò một tuyến đường huyết mạch, sự hình thành cao tốc còn đóng vai trò như một “bệ phóng” phát triển kinh tế Bình Thuận, chuyển mình từ một tỉnh ven biển nông nghiệp sang một trung tâm kinh tế - du lịch....